Theo kế hoạch, Vườn ươm doanh nghiệp CNTT sẽ phải giúp các bạn trẻ từ A-Z, từ tạo cho các bạn không gian làm việc đến trang bị các kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực như quản trị, tài chính, pháp luật, marketing, định hướng phát triển doanh nghiệp ở tầm dài hạn…Bởi các bạn trẻ khởi nghiệp, không một đồng vốn, chỉ có đam mê và khát khao cống hiến của tuổi trẻ.
Thành lập mới 20 vạn doanh nghiệp
Hà Nội đã có nhiều hoạt động thực tế để phát động phong trào khởi nghiệp sâu rộng đối với mọi đối tượng trong khoảng 1 năm trở lại đây. Tuy nhiên, sự kiện đánh dấu sự vào cuộc mạnh mẽ nhất lại chính là Hội nghị Hệ sinh thái khởi nghiệp với các khách mời đến từ quốc gia khởi nghiệp Israel và sự góp mặt của các lãnh đạo Tập đoàn FPT. Hội nghị do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì.
Tại hội nghị, lãnh đạo thành phố đưa ra thông điệp và mong muốn Phó Thủ tướng sẽ báo cáo Chính phủ về việc thành phố xác định hướng đi trở thành “Thủ đô khởi nghiệp”. Và bước đầu, để hiện thực hóa mục tiêu này, Sở TT&TT được giao đề án xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội (gọi tắt là Vườn ươm).
Nhắc lại những ngày tháng chuẩn bị đề án, ông Vũ Tấn Cương, Giám đốc Trung tâm Giao dịch CNTT-TT Hà Nội, Trưởng Ban quản lý Vườn ươm cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng, thành phố thông qua và ra quyết định giao Sở TT&TT thành lập Vườn ươm; chưa đầy 2 tháng sau, Vườn ươm ra đời. Có lẽ chưa bao giờ Hà Nội lại triển khai một đề án, dự án nhanh đến thế!
Ông Cương chia sẻ, lãnh đạo Hà Nội bây giờ rất đổi mới và hướng tới sự phát triển mạnh mẽ, phục vụ cộng đồng. Ông kể, khi thuyết trình đề án, nói về sự cần thiết phải có Vườn ươm, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ngắt lời: “Các đồng chí không cần phải nói về lý luận nữa, đi luôn vào thực tế. Các đồng chí chỉ cần trình bày xem làm như thế nào và cần bao nhiêu tiền”.
Cùng lúc, Sở KH&ĐT cũng dốc sức cùng thành phố tạo dựng “Thủ đô khởi nghiệp” bằng những cải cách hành chính rất rõ ràng và quyết liệt. Hiện nay, Sở này đã rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, từ tháng 6/2016, đã thực hiện đăng ký thành lập mới doanh nghiệp qua mạng trong 2 ngày (nhanh hơn 1 ngày so với yêu cầu của Luật Doanh nghiệp).
Ngoài ra, Hà Nội cũng thí điểm thực hiện liên thông giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện, nhà đầu tư chỉ cần đến một điểm và chỉ mất 10 ngày để nhận giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy Chứng nhận kinh doanh (giảm 8 ngày so với quy định hiện hành).
Theo số liệu của Sở KH&ĐT Hà Nội, tính đến tháng 8/2016, Hà Nội có 200.550 doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97%. Được biết, thành phố đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thành lập 200.000 doanh nghiệp mới. Và để đạt được mục tiêu này, cùng với cả nước, thành phố cần phải xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp cùng các giải pháp đồng bộ khác, để có thể trở thành bệ đỡ của nhiều loại hình khởi nghiệp khác.
|
Một mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp |
Sẽ xây dựng “Quỹ đầu tư thiên thần”
Theo Giám đốc Trung tâm Giao dịch CNTT-TT Hà Nội Vũ Tấn Cương, do tận dụng một tầng của tòa nhà của Sở TT&TT, với mặt bằng 400m2 nên cùng lúc chỉ có thể ươm tạo được 15 doanh nghiệp, do đó mục tiêu của Vườn ươm trong năm 2017 chính là ươm tạo thành công 10 - 15 doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay, Vườn ươm đã tiếp nhận đợt đầu tiên với 30 dự án của 25 nhóm, doanh nghiệp nộp hồ sơ.
Khuyến khích hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm
Để thực hiện mạnh mẽ hơn mục tiêu “Thủ đô khởi nghiệp”, Hà Nội đang tính đến việc phải hình thành đầy đủ mạng lưới nhà đầu tư, khuyến khích các tư nhân hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm và xin chủ trương thành lập một quỹ đầu tư không hoàn lại hay còn gọi là “Quỹ đầu tư thiên thần”. “Chúng tôi dự tính để ươm tạo thành công một doanh nghiệp sẽ mất khoảng 5.000 - 10.000 USD, con số không quá lớn nhưng cũng cần một quỹ với tính chất ấy để các bạn trẻ mua nền tảng công nghệ, dụng cụ thực hiện để hình thành được sản phẩm ở bước khởi đầu” - ông Cương nói.
Ông Cương cho biết thêm, rất nhiều bạn trẻ đã đến Vườn ươm xin trình bày cụ thể về các dự án. Và mới nghe đã thấy đó thực sự là những kế hoạch rất hay trong các lĩnh vực mà Hà Nội và cả nước đang trăn trở, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xã hội. Trong số đó, phải kể đến một dự án môi trường, rất khả thi bằng cách tạo ra ứng dụng làm thay đổi hành vi của các cá nhân trong mỗi gia đình, đặc biệt chú trọng đến lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Theo trình bày, khi tiến hành thực hiện, nhóm dự án này sẽ cùng với công ty môi trường phát cho mỗi gia đình 2 thùng đựng rác hữu cơ và vô cơ, mỗi khi vứt rác, từng cá nhân sẽ phân loại từ nguồn. Đến khi nào thùng đầy rác, gia đình sẽ tích vào ứng dụng môi trường trên điện thoại, công ty môi trường sẽ đến tận nhà lấy rác và tích điểm cho từng gia đình, sau đó, mỗi gia đình sẽ nhận một món quà có ý nghĩa nhằm biểu dương ý thức của từng cá nhân.
Hoặc dự án mạng xã hội, với mục tiêu kết nối các kiến trúc sư tạo thành mạng lưới kiến trúc sư, giúp người dân và công sở khi thực hiện sữa chữa, xây mới nhà ở văn phòng đều không mất thời gian và lúng túng tìm kiếm nguồn lực. Được biết, dự án này nằm trong TOP 6 cuộc thi Thử thách Việt Nam tổ chức cuối năm 2016 và đã được giới thiệu sang Mỹ trình bày để nhận tài trợ. Hiện, Vườn ươm đang giúp các bạn trình bày hấp dẫn hơn để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Theo kế hoạch, Vườn ươm sẽ phải giúp các bạn trẻ từ A-Z, từ tạo cho các bạn không gian làm việc đến trang bị các kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực như quản trị, tài chính, pháp luật, marketing, định hướng phát triển doanh nghiệp ở tầm dài hạn… Bởi các bạn đều còn rất trẻ, không một đồng vốn, chỉ có đam mê và khát khao cống hiến.
Một giai đoạn cực kỳ quan trọng cần phải tính đến là thu hút đầu tư cho các dự án của Vườn ươm. “Đây sẽ là cầu nối kết nối các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để các nhóm trình bày dự án. Sau đó sẽ tổ chức ở diện hẹp hơn để xem nhà đầu tư đóng góp bao nhiêu vốn, chiếm bao nhiêu cổ phần trong doanh nghiệp”, ông Cương nói:
Cùng với đó, Vườn ươm phải chịu trách nhiệm mời các tổ chức định giá tài chính vào định giá cụ thể từng doanh nghiệp. “Đã đỡ là đỡ đến cùng”, ông Cương khẳng định. Hiện Vườn ươm đã ký hợp tác với 2 quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân và 3 doanh nghiệp lớn là FPT, CMC và VNPT; còn Microsoft sẽ là đơn vị tài trợ nền tảng công nghệ.
Để thực hiện mạnh mẽ hơn mục tiêu “Thủ đô khởi nghiệp”, Hà Nội đang tính đến việc phải hình thành đầy đủ mạng lưới nhà đầu tư, khuyến khích các tư nhân hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm và xin chủ trương thành lập một quỹ đầu tư không hoàn lại hay còn gọi là “Quỹ đầu tư thiên thần”. “Chúng tôi dự tính để ươm tạo thành công một doanh nghiệp sẽ mất khoảng 5.000 - 10.000USD, con số không quá lớn nhưng cũng cần một quỹ với tính chất ấy để các bạn trẻ mua nền tảng công nghệ, dụng cụ thực hiện để hình thành được sản phẩm ở bước khởi đầu” - ông Cương nói.
Ngoài ra, Hà Nội cũng có thể kêu gọi những doanh nhân đã thành công hãy nghĩ đến trách nhiệm xã hội của mình, tự thân ý thức được mình cần phải giúp đỡ các bạn trẻ bằng cách chia sẻ, giúp đỡ các bạn trẻ bây giờ và cùng với lãnh đạo TP Hà Nội, các ban ngành chuyên môn “xắn tay” xây dựng Hà Nội trở thành “Thủ đô khởi nghiệp”.
Lãnh đạo Hà Nội hỏi “làm như thế nào, cần bao nhiêu tiền?”
Ông Vũ Tấn Cương - Giám đốc Trung tâm Giao dịch CNTT - TT Hà Nội, Trưởng Ban quản lý Vườn ươm cho biết, lãnh đạo TP Hà Nội bây giờ rất đổi mới và hướng tới sự phát triển mạnh mẽ, phục vụ cộng đồng. Ông kể, khi thuyết trình đề án, nói về sự cần thiết phải có Vườn ươm, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ngắt lời: “Các đồng chí không cần phải nói về lý luận nữa, đi luôn vào thực tế. Các đồng chí chỉ cần trình bày xem làm như thế nào và cần bao nhiêu tiền”.