[links()]Trong ngày 09/04 nhà báo Trọng Đức của báo Lao động Nghệ An và nhà báo B.N của báo Thanh Niên thuộc văn phòng Đông Bắc Bộ liên tục bị khủng bố bằng hình thức dọa giết và tạt axit.
Bị dọa giết và tạt axit
Sau khi viết bài phản ánh tiêu cực về việc nhiều cơ quan nhà nước ở TP.Vinh (Nghệ An) cho thuê mặt tiền làm ki ốt kinh doanh trái phép theo Nghị định 66/NĐ-CP đăng trên báo Lao Động Nghệ An. Phóng viên Trọng Đức đã bị một kẻ lạ mặt gọi điện dọa chặt tay và giết.
Sự việc xảy ra vào chiều ngày 09/04. Trong cuộc điện thoại kẻ lạ mặt đã nói rõ lý do khủng bố vì PV đã viết loạt bài phản ánh trên, đồng thời hắn còn kể ra một số trường hợp các nhà báo đã từng bị hại để uy hiếp phóng viên Trọng Đức.
Ngay sau đó thì Báo Lao Động Nghệ An đã có văn bản đề nghị công an tỉnh Nghệ An vào cuộc điều tra làm rõ kẻ đã gọi điện đe dọa giết phóng viên Trọng Đức.
Tối ngày 94/04 Phóng Viên B.N của Báo Thanh Niên, văn phòng Đông Bắc Bộ đã bị tạt axit vào người gây bỏng nặng khi đang đi trên đường Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Theo thông tin ban đầu, bà N. bị phỏng nặng ở vùng cổ và tay, trên mặt bị một vết phỏng nhẹ. Bà N là phóng viên của báo Thanh Niên theo dõi địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Sự việc cũng nhanh chóng được báo lên công an thành phố Hải Phòng để điều tra làm rõ.
Tin nhắn khủng bố được gửi đến PV báo NNVN |
Trước đó vào ngày 03/04 sau khi Báo Nông Nghiệp Việt Nam đăng tải những bài viết tiếp theo trong loạt bài “Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp” , “Sự sụp đổ được báo trước” và “Giấc mơ… tan vỡ”, như đòn giáng mạnh mẽ vào mô hình kinh doanh chồn nhung đa cấp có dấu hiệu lừa đảo người dân của cá nhân ông Đoàn Việt Châu và Cty TNHH Thương mại điện tử Giấc Mơ Việt. Ngay sau đó, tác giả bài viết liên tục nhận được hàng chục cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa, khủng bố từ sáng sớm đến tận đêm khuya...
Nghề quá nguy hiểm nhưng chế tài bảo vệ không tương xứng.
Vấn đề chế tài để bảo vệ các nhà báo được đưa ra khá nhiều trong các phiên họp của nhà nước. Thế nhưng trong khi các nhà báo vẫn phải đối mặt với hiểm nguy rình rập thậm chí ảnh hưởng đến sự an nguy của tính mạng thì các quy định về việc bảo vệ cho các nhà báo khi tác nghiệp còn quá thấp.
Trong Luật báo chí, việc hành hung nhà báo có thể xử theo điều 12, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ: “Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật; Hủy hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo.”
Tấm khiên chưa đủ lớn cho cánh báo chí |
Với vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước thế nhưng lực lượng báo chí vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn với những đóng góp của mình. Nhiều nhà báo đã bị khủng bố vì phản ánh tiêu cực thậm chí có nhiều cá nhân phải mạng họa vào thân và liên đới gia đình khi đấu tranh cho lẽ phải.
Thái Sơn