Hải Phòng tăng cường xét xử lưu động

Theo báo cáo của TAND TP Hải Phòng, thời gian qua, tòa án các quận huyện Hải An, Lê Chân, Thủy Nguyên… là những tòa án cấp quận, huyện dẫn đầu công tác xét xử lưu động của TAND TP Hải Phòng. Bà Nguyễn Thị Mai – Chánh án TAND TP Hải Phòng nhấn mạnh, việc xét xử lưu động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tội phạm đến toàn dân.

Theo báo cáo của TAND TP Hải Phòng, thời gian qua, tòa án các quận huyện Hải An, Lê Chân, Thủy Nguyên… là những tòa án cấp quận, huyện dẫn đầu công tác xét xử lưu động của TAND TP Hải Phòng. Bà Nguyễn Thị Mai – Chánh án TAND TP Hải Phòng nhấn mạnh, việc xét xử lưu động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tội phạm đến toàn dân.

Một phiên xét xử lưu động tại Thủy Nguyên (Hải Phòng)

Gia tăng tội phạm do mâu thuẫn gia đình

Theo báo cáo của TAND TP Hải Phòng, trong số hơn 3.266 vụ việc, vụ án được hai cấp TAND của Hải Phòng thụ lý trong 6 tháng đầu năm có đến 862 vụ án hình sự với 1.467 bị cáo phạm các tội giết người; tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy; tội hiếp dâm… được đưa ra xét xử.

Điều đáng nói, trong số 16 bị can bị đưa ra xét xử trong 12 vụ án giết người có hai vụ án đặc biệt nghiêm trọng, là vụ án xảy ra hồi 19h ngày 14/2, tại thôn Hòa Nhất, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Vũ Duy Hiến (SN 1985, HKTT tại thôn Tiền Anh, xã Ngũ Đoàn) đã dùng xăng tưới lên hai cô con gái mới được 3 và 5 tuổi khiến hai con của Hiến bị thiệt mạng do bỏng.

Khủng khiếp hơn cả phải kể đến vụ án xảy ra hồi 20h ngày 17/3, Trần Đình Điệp (SN 1987, HKTT tại thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương) đã dùng xăng phóng hỏa, đốt cả bố, mẹ vợ và cùng hai con gái mới được 4 và 5 tuổi. Hậu quả vụ án là bố đẻ và hai con gái của Điệp tử vong, mẹ và vợ của Điệp bị bỏng nặng. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều làm rõ nguyên nhân phạm tội của Điệp…  

Ngoài ra, số vụ án các đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em; các loại án về tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn, án về tội trộm cắp; tội cướp, cướp giật trên địa bàn TP Hải Phòng cũng tăng hơn năm trước.

Bà Nguyễn Thị Mai – Chánh án TAND TP Hải Phòng đưa ra nhận định, qua công tác xét xử nhận thấy, đối với nhóm bị cáo phạm tội giết người, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình hết sức nhỏ nhặt, không đáng có (như hai vụ án vừa kể trên – PV).

Còn lại, hầu hết các vụ án giết người khác, giữa bị hại và nạn nhân đều có quan hệ bạn bè, người quen, mâu thuẫn chủ yều từ những quan hệ xã hội như nợ nần, cờ bạc. Các đối tượng thực hiện tội phạm giết người phần lớn đều trong độ tuổi trẻ, phạm tội lần đầu nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội đều côn đồ, hung hãn, thể hiện sự coi thường pháp luật với quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.

Tăng cường công tác xét xử lưu động

Trong số 2.456 vụ án đã được hai cấp tòa của TAND TP Hải Phòng đưa ra xét xử có đến 862  vụ án hình sự, 289 vụ án liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, 152 vụ án dân sự… Theo ghi nhận của ngành TAND TP Hải Phòng, số vụ án được các cấp TA của Hải Phòng đưa ra xét xử tăng gần 500 vụ án so với cùng kỳ. Trong đó, tỷ lệ xét xử các vụ án hình sự đạt hơn 85%, án hôn nhân gia đình đạt hơn 80% các vụ án do ngành tòa án thụ lý.

Bà Nguyễn Thị Mai cho biết, trong số các vụ án toàn ngành tòa án Hải Phòng đưa ra xét xử, TAND các quận Hải An, Lê Chân, Thủy Nguyên … là những tòa án cấp quận, huyện của Hải Phòng dẫn đầu các tòa án có tỷ lệ đưa các vụ án ra xét xử lưu động tại các nơi xảy ra tội phạm. Trong sáu tháng đầu năm, đã có 39 phiên tòa lưu động được tòa án các quận, huyện của Hải Phòng tổ chức xét xử lưu động.

Bà Mai chia sẻ, việc đưa các vụ án xét xử lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thông qua hoạt động xét xử, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm cho một bộ phận dân cư được nâng cao.

Tuy nhiên, bà chánh án cũng thẳng thắn thừa nhận, việc xem xét, thụ lý các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại của một số tòa án thuộc ngành tòa án Hải Phòng chưa cao, nguyên nhân được xác định do các thẩm phán được giao thụ lý vụ án còn để quá thời hạn xét xử, còn nếp nghĩ ngại việc khó, ngại đổi mới.

Linh Nhâm

Đọc thêm