“Mỏ vàng Sado là một ví dụ hiếm hoi về di sản công nghiệp hoạt động liên tục trên quy mô lớn”, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno nói với các phóng viên sau khi công bố.
"Chúng tôi sẽ tham gia đối thoại với Hàn Quốc và các quốc gia khác một cách bình tĩnh và lịch sự để giá trị của địa điểm như một tài sản văn hóa sẽ được công nhận", Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno nói trong một cuộc họp báo về vấn đề này.
Ông Matsuno cho biết: “Một đội đặc nhiệm sẽ được Nhật Bản thành lập để chuẩn bị cho quá trình lựa chọn, bao gồm các cuộc thảo luận về bối cảnh lịch sử của địa điểm này".
Trước đó, ngày 29/1, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch đề cử mỏ trên đảo Sado vào danh sách di sản năm 2023 của UNESCO bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Hàn Quốc.
Hãng tin Kyodo cho biết, đề cử gây tranh cãi về mặt ngoại giao với Hàn Quốc này đã được thông qua trong cuộc họp Nội các của Chính phủ Nhật Bản. Động thái này được cho là sẽ làm sâu sắc thêm rạn nứt ngoại giao giữa Seoul và Tokyo do các vấn đề lịch sử chung.
Hàn Quốc đã phản đối động thái này, cho rằng mỏ đóng cửa hoàn toàn vào năm 1989 này gắn liền với tội ác khi toàn bộ Bán đảo Triều Tiên là thuộc địa của Nhật Bản từ năm 1910 đến năm 1945.
Ông Hirokazu Matsuno, Chánh văn phòng nội các, cùng với những người khác rời văn phòng Thủ tướng sau lễ bổ nhiệm tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo ngày 10/11/2021. Ảnh: AFP
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Young-sam cho biết rong một tuyên bố hôm 29/1: “Chính phủ của chúng tôi bày tỏ sự hối tiếc mạnh mẽ về quyết định của chính phủ Nhật Bản thúc đẩy khai thác mỏ Sado, nơi người dân Triều Tiên bị buộc phải lao động trong Thế chiến thứ hai". Ông Choi cho biết Seoul sẽ “huy động nhiều kênh ngoại giao khác nhau” để chống lại Nhật Bản về vấn đề này.
Hàn Quốc đã yêu cầu Nhật Bản thu hồi kế hoạch của địa điểm được đề cử vào danh sách Di sản Thế giới năm 2023 của UNESCO. Nhưng Nhật Bản đang hy vọng rằng một cơ quan cố vấn của UNESCO sẽ khảo sát khu vực mỏ vào mùa thu này và quyết định vào khoảng tháng 5 năm sau liệu họ có đảm bảo đưa khu vực này vào danh sách hay không. Sau đó, Ủy ban Di sản Thế giới sẽ xem xét ý kiến của ban cố vấn vào mùa hè.
Tuy nhiên, trước sự phản đối kiên quyết của Hàn Quốc, rất có thể UNESCO sẽ từ bỏ quá trình sàng lọc và kêu gọi đàm phán thêm về vấn đề này giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, có tới 2.000 người Triều Tiên bị buộc phải làm việc tại khu mỏ trên đảo Sado, tỉnh Niigata này.