Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa  phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý (HTPL) liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2021 – 2025.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chương trình hướng tới việc triển khai đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động HTPL cho DNNVV, đáp ứng nhu cầu HTPL của doanh nghiệp; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực;

Định hướng cho các hoạt động HTPL cho DNNVV của các bộ, ngành, địa phương; Nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của DNNVV, thúc đẩy sự tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật kịp thời nhằm phục vụ doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

Việc cung cấp thông tin pháp lý cho DNNVV gồm: Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng 01 cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho DNNVV; cung cấp các chính sách, đề án, chương trình HTPL cho DNNVV các bộ, ngành, địa phương; tiếp nhận 100% phản ánh từ DNNVV để đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vướng mắc, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả.

Chương trình thực hiện bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho: Tối thiểu 30% DNNVV nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong kinh doanh; tối thiểu 60% người làm công tác HTPL cho DNNVV nhằm nâng cao năng lực HTPL cho doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật nhằm đảm bảo 100% đề nghị tư vấn của DNNVV thông qua Chương trình được giải quyết hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 

Đọc thêm