Hội thảo khoa học hướng đến hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 12/6, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Hướng đến hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, tập trung thảo luận, giải đáp các chủ đề về pháp luật về tố tụng dân sự, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại điện tử, kinh nghiệm pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam…
Các đại biểu tập trung thảo luận, giải đáp các chủ đề về pháp luật về tố tụng dân sự...
Các đại biểu tập trung thảo luận, giải đáp các chủ đề về pháp luật về tố tụng dân sự...

Mở đầu hội thảo, ThS Huỳnh Thị Nam Hải, giảng viên Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế - Luật, trình bày tham luận “Bàn về thẩm quyền thu thập chứng cứ của tòa án trong tố tụng dân sự”. Chủ đề thu hút sự quan tâm của các diễn giả, khách mời. Có rất nhiều ý kiến bàn về các quy định liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự; quyền thu thập tài liệu chứng cứ; quy định liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự; trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ tài liệu, chứng cứ khi không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ…

Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Hướng đến hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.

Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Hướng đến hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.

Thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng, Phó Chánh án TAND TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, có phần trình bày liên quan đến “Chế định đại diện trong tố tụng dân sự ngày một hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, nhất là việc đồng nhất giữa đại diện trong tố tụng dân sự và đại diện trong các giao dịch dân sự”...

Kiểm sát viên Nguyễn Nam Hưng, VKSND TP Hồ Chí Minh tham gia thảo luận việc “Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28/11/2022 giao nhiệm vụ cho Ban cán sự Đảng VKSND Tối cao “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thể các quyền dân sự là nhóm dễ bị tổn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không có người đứng ra khởi kiện”, nhiệm vụ này phải hoàn thành trước năm 2025”.

Theo số liệu thống kê của TAND Tối cao, từ ngày 1/10/2017 đến ngày 31/12/2021, trong tổng số 1.371.606 vụ, việc mà TAND cấp tỉnh và cấp huyện đã giải quyết sơ thẩm trong các lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, có 6.699 vụ, việc do cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và Nhà nước, chiếm tỷ lệ khoảng 0,48%.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội thảo.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội thảo.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, tình trạng vi phạm pháp luật dân sự, xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến những lĩnh vực quan trọng của an sinh xã hội. Đặc biệt, thời gian qua, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, VKSND đã phát hiện hoạt động quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực xảy ra sơ hở, thiếu sót, vi phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại tới trật tự quản lý hành chính Nhà nước, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. VKS đã ban hành nhiều kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước để phòng ngừa, khắc phục vi phạm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà điển hình là quản lý đất đai, tài sản công, tài nguyên và môi trường… Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện quyền kiến nghị còn hạn chế…

Do đó, việc cải cách pháp luật về tố tụng dân sự luôn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách tư pháp của nước ta. Trong bối cảnh hiện nay, việc cải cách pháp luật tố tụng dân sự không chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, linh động, giảm thiểu chi phí mà còn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và phát huy vai trò của các chủ thể trong quá trình xét xử.

Trường ĐH Kinh tế - Luật tri ân các khách mời tham dự Hội thảo.

Trường ĐH Kinh tế - Luật tri ân các khách mời tham dự Hội thảo.

Theo các đại biểu tham dự hội thảo, Hội thảo là hoạt động bổ ích, thiết thực đã tạo nên một diễn đàn học thuật định kỳ để các luật gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu, người hoạt động thực tiễn có điều kiện gắn kết hoạt động và đóng góp ý kiến, giải pháp cho công tác cải cách, hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự trong bối hiện nay. Đây cũng là hoạt động giúp các nhà làm luật, cơ quan hành pháp nghiên cứu hoàn thiện luật, phục vụ việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế…

Đọc thêm