Hồi ức về thời trang Việt qua những bộ phim đình đám

(PLO) - Không chỉ gây ấn tượng bởi nội dung phim, lối diễn xuất của các nhân vật. Song khán giả vẫn có thể cảm nhận được dòng chảy thời trang Việt vẫn đang len lỏi qua từng thước phim.

Áo dài

Cô Ba Sài Gòn

Bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” không chỉ cuốn hút người xem bởi câu chuyện giản dị xoay quanh hiệu may Thanh Nữ nức tiếng Sài Gòn thời bấy giờ. Trong câu chuyện tưởng chừng giản dị ấy, lại ẩn chứa sự thăng trầm của chiếc áo dài mang đậm hồn dân tộc. Những trang phục “tân thời” của “Cô Ba Sài Gòn” từ màu sắc đến kiểu dáng đều khiến cho khán giả ngạc nhiên và đầy thích thú.

Bộ phim điện ảnh giúp những mẫu áo dài cổ điển trở lại trong đời sống thời trang
Bộ phim điện ảnh giúp những mẫu áo dài cổ điển trở lại trong đời sống thời trang
Áo dài ở “Cô Ba Sài Gòn” là một nét rất riêng mà ta thường nhớ đến Sài Gòn với kiểu áo dài mang hoạ tiết hoa in nổi bật, kết hợp cùng quần đen dài phi bóng, kiểu tóc được bới nhẹ nhàng quý phái hoặc mái tóc đen xoã dài dịu dàng.
Áo dài ở “Cô Ba Sài Gòn” là một nét rất riêng mà ta thường nhớ đến Sài Gòn với kiểu áo dài mang hoạ tiết hoa in nổi bật, kết hợp cùng quần đen dài phi bóng, kiểu tóc được bới nhẹ nhàng quý phái hoặc mái tóc đen xoã dài dịu dàng.

Song áo dài của những người phụ nữ Sài Gòn xưa không khỏi khiến người ta xao xuyến bởi phong cách thời trang hiện đại. Dẫu bị chi phối bởi nhiều luồng văn hóa từ phương Tây, nhưng những chiếc áo dài vẫn giữ cho mình một vị trí đặc biệt trong văn hóa dân tộc; cũng như thời trang đặc trưng của những người phụ nữ Việt Nam. Những kiến thức về áo dài được dẫn dụ một cách khéo léo vào từng thước phim. khiến người xem không khỏi xuyến xao khi ngắm nhìn một thời kỳ vàng son đã qua.

Vẫn còn đâu đó những dòng cảm xúc nghẹn ngào từ người bà, người mẹ của chúng ta, bởi vô tình họ thoáng thấy chính hình bóng của mình năm ấy. Những cô quý cô thanh lịch với chiếc áo dài cách tân, mang băng đô, mái tóc uốn phồng, mắt kẻ viền rảo bước trên đường phố Sài Gòn trong những năm tháng đầy biến loạn.

Bỗng dưng muốn khóc

Lên sóng vào năm 2008, bộ phim truyền hình “Bỗng dưng muốn khóc” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả Việt bởi nội dung phim mới lạ, câu chuyện tình yêu dung dị giữa cô gái mồ côi tên Trúc và chàng công tử ham chơi nhưng chân thành tên Nam.

Bộ phim được đầu tư chu đáo về mặt hình ảnh và trang phục. Đối với Tăng Thanh Hà, cô hầu như phải mặc áo dài trắng gần hết thời lượng phim. Hình ảnh Trúc buông lơi tà áo dài bên chiếc xe đạp chở đầy sách, rong đuổi trên khắp đường phố của chốn thành thị để mưu sinh đã trở thành một trong những hình ảnh khó quên trong lòng người hâm mộ.

Áo dài trắng tuy đơn giản nhưng sở hữu nét đẹp tinh khôi, đặc biệt luôn gắn với tuổi học trò
Áo dài trắng tuy đơn giản nhưng sở hữu nét đẹp tinh khôi, đặc biệt luôn gắn với tuổi học trò

Sự dung dị, trong trẻo của bộ phim cùng nét tinh khôi của chiếc áo dài trắng hòa quyện, xen lẫn vào nhau mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc khó tả. Vì bất cứ ai cũng có thể đồng cảm, cũng có thể tìm thấy một phần chính mình trong những câu chuyện ấy. Tất cả những điều ấy cùng vẽ nên quãng thời gian thanh xuân hồn nhiên và tươi đẹp.

Thời trang thập niên 70

Tháng năm rực rỡ

Tháng năm rực rỡ được chuyển thể từ tác phẩm điện ảnh “Sunny” của Hàn Quốc. Bối cảnh trong phim được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tái dựng lại những năm 1974, 1975 tại thành phố Đà Lạt. Câu chuyện kể về những ngày tháng thanh xuân rực rỡ, đầy “nổi loạn” của 6 thành viên trong nhóm Ngựa Hoang và sự thay đổi của những thành viên ở thực tại sau nhiều năm.


Bộ phim không chỉ đưa người xem trở về những hồi ức thanh xuân đẹp đẽ, nơi con người ta không có nhiều lo toan về cuộc đời, mà còn mang đến cho khán giả “hơi thở” của thời trang những năm 70 với họa tiết kẻ ô, chân váy xòe, hay màu sắc nổi bật trên trang phục.

Những bộ cánh vintage sắc màu của các thiếu nữ tuổi mười tám đọng lại trong mỗi người những ký ức tươi đẹp
Những bộ cánh vintage sắc màu  của các thiếu nữ tuổi mười tám đọng lại trong mỗi người những ký ức tươi đẹp

Em là bà nội của anh

Một trong những yếu tố mang lại thành công cho bộ phim “Em là bà nội của anh” chính là sự đầu tư kỹ lưỡng về trang phục của nữ chính bà Đại (Miu Lê). Dựa trên kịch bản từ bộ phim “Miss Granny” của Hàn Quốc, “Em là bà nội của anh” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh gần như giữ nguyên tinh thần của bản gốc. Bộ phim xoay quanh bà Đại khó tính, đặc biệt yêu thương cậu con trai độc nhất đang là giáo sư đại học. Nhưng tuổi xế chiều của bà không được bình yên khi mâu thuẫn với con dâu, bạn bè, những sóng gió cứ thế mà ập đến.

Trong lúc chán nản nhất, phép màu đột ngột xảy đến, biến bà Đại trở thành cô gái trẻ trung tuổi đôi mươi, bà đổi tên thành Thanh Nga ( ca sĩ Miu Lê). Không lãng phí cơ hội trời cho, cô Thanh Nga quyết định tận dụng từng khoảnh khắc của giấc mơ đẹp để hoàn thành nhiều tâm nguyện mà thanh xuân còn dang dở.

Nhan sắc cổ điển của phụ nữ Sài Gòn đầu những năm 70, đã được tái hiện chân thực qua những bộ trang phục mà Miu Lê lựa chọn mặc trong bộ phim. Mang vẻ đẹp cổ điển từ thời trang thập niên 70, họa tiết chấm bi đã trở thành xu hướng không bao giờ lỗi mốt trong làng thời trang thế giới.

3. Áo yếm, tứ thân

Tấm Cám: Chuyện chưa kể

Bộ phim đã gây sốt không nhỏ cho những ai yêu phim lẫn thời trang Việt, bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” của Việt Nam xưa, nhưng dàn dựng bởi “đả nữ” Ngô Thanh Vân. Trước đó, bộ phim đã gây chú ý ngay từ khi tung poster đẹp long lanh của dàn diễn viên nữ trong bộ phim, với trang phục áo tứ thân giản dị, áo yếm gợi cảm. Không thể phủ nhận, phục trang của bộ phim khá đẹp cùng dàn diễn viên nổi tiếng đã làm nên thành công của “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”.

Những chiếc áo yếm, áo tứ thân của phụ nữ Việt thời xưa không những giản dị, truyền thống mà còn mang nét hiện đại
Những chiếc áo yếm, áo tứ thân của phụ nữ Việt thời xưa không những giản dị, truyền thống mà còn mang nét hiện đại

Mỹ nhân kế

Bom tấn cổ trang “Mỹ nhân kế” ra mắt vào năm 2013 là bộ phim điện ảnh võ thuật, hành động, cổ trang đưa người xem ngược dòng về Đại Việt cổ xưa, giữa nơi rừng thiêng nước độc cách xa thành thị, có một tửu điếm nức tiếng giang hồ thuở bấy giờ mang tên Đường Sơn Quán.

Truyện phim xoay quanh băng nhóm của Kiều Thị và các nữ sát thủ trá hình kiều nữ ở Đường Sơn Quán. Họ cướp của người giàu, quan lại tham ô với mong muốn tích góp đủ tiền để có một cuộc sống như ý. 

Bộ phim “Mỹ nhân kế” lựa chọn trang phục chủ đạo là những chiếc áo yếm của dòng phim cổ trang.
Bộ phim “Mỹ nhân kế” lựa chọn trang phục chủ đạo là những chiếc áo yếm của dòng phim cổ trang. 

Bối cảnh tửu điếm Đường Sơn Quán với các kỹ nữ cùng những phục trang được tạo hình vô cùng gợi cảm. Y phục trong phim lấy nền tảng từ áo yếm, váy đụp truyền thống nhưng được cách tân thêm sành điệu. Áo yếm khoét sâu và váy xẻ tà khoe trọn thân hình quyến rũ của dàn mỹ nữ trong phim.

Trang phục diễn xuất phát huy tối đa tính thu hút về mặt thẩm mỹ đối với người xem. Khó có thể làm ngơ trước những tấm lưng trần nõn nã của những nàng Kiều Thị, Đào Thị, Mai Thị và Liễu Thị.
Trang phục diễn xuất phát huy tối đa tính thu hút về mặt thẩm mỹ đối với người xem. Khó có thể làm ngơ trước những tấm lưng trần nõn nã của những nàng Kiều Thị, Đào Thị, Mai Thị và Liễu Thị. 
 ài trắng tuy giản đơn nhưng lại sở hữu một vẻ đẹp tinh khôi, đặc biệt luôn gắn liền với tuổi học trò
 Áo dài trắng tuy giản đơn nhưng lại sở hữu một vẻ đẹp tinh khôi, đặc biệt luôn gắn liền với tuổi học trò