Hơn 41% doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc không hoạt động

6 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 318 doanh nghiệp không hoạt động; trong đó số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động là 150 doanh nghiệp, tạm dừng kinh doanh là 118 doanh nghiệp, chờ giải thể là 50 doanh nghiệp. 

 

6 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 318 doanh nghiệp không hoạt động; trong đó số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động là 150 doanh nghiệp, tạm dừng kinh doanh là 118 doanh nghiệp, chờ giải thể là 50 doanh nghiệp. 

Tính lũy kế đến hết tháng 6 năm 2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tới 2.115 doanh nghiệp không hoạt động, chiếm 41,7%, gồm 2.088 doanh nghiệp dân doanh và 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. . 
Các năm 2010 và 2011, mỗi phiên giao dịch việc làm do Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) Vĩnh Phúc tổ chức, thường xuyên có từ 22 đến 25 doanh nghiệp đăng ký tuyển lao động. Mỗi phiên các doanh nghiệp đăng ký cần tuyển dụng từ 1.500 đến 2.000 lao động ở các trình độ khác nhau. Bước sang năm 2012, vấn đề thông báo tuyển dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động chính thức tại các phiên giao dịch bắt đầu “lao dốc”. Các doanh nghiệp thông báo tuyển dụng chỉ 500 đến 600 người/phiên.
Các khu công nghiệp như Khai Quang (Vĩnh Yên), Bình Xuyên (Bình Xuyên) ngày càng ít việc. Từ đầu năm đến nay, phần lớn các doanh nghiệp cho công nhân lao động tập trung làm việc ở giờ hành chính (ca ngày) mà ít phải làm ca đêm, tăng ca, làm thêm giờ vì lượng hàng hóa đối tác đặt có hạn hay khó tiêu thụ sản phẩm.
Để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tỉnh Vĩnh Phúc đã xem xét  giảm giá thuê đất cho doanh nghiệp ở mức hợp lý. Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất….
Nguyễn Trọng Lịch 

Đọc thêm