Theo quy định pháp luật lao động hiện hành thì độ tuổi nghỉ hưu của người lao động là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Theo đó từ năm 60 tuổi trở đi là ông được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm y tếvà bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 167 Bộ luật lao động quy định: “ Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.” Vì vậy, người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn được giao kết hợp đồng lao động mới.
Tuy nhiên, tại Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, nếu muốn giao kết hợp đồng lao động thì người lao động cao tuổi phải “có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và người sử dụng lao động có nhu cầu”. Theo đó, ngoài các quyền lợi đã giao kết ở hợp đồng mới, người sử dụng lao động vẫn được hưởng chế độ hưu trí như bình thường.
Và hợp đồng lao động mới có thể chấm dứt khi “Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.”
Đối chiếu với các quy định trên, nếu ông có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và người sử dụng lao động có nhu cầu thì ông được kí hợp đồng lao động với công ty đã mời ông làm việc.
Theo đó, quyền lợi mà ông được hưởng như sau:
Vì ông đã hưởng chế độ hưu trí là có lương hưu hàng tháng và có thẻ BHYT, nên giữa người sử dụng lao động (công ty kí hợp đồng lao động với ông) và người lao động (tức Ông) không phải tham gia BHXH bắt buộc. Mà tiền tham gia BHXH bắt buộc được chi trả vào tiền lương, tiền công của người lao động theo hợp đồng lao động.