Kalijodo-“Phố lầu xanh” thành công viên văn hóa

(PLO) -Từng là một chốn trăng hoa với các “dịch vụ tươi mát” khét tiếng của thủ đô Jakarta (Indonesia) nhưng giờ đây, “phố lầu xanh”Kalijodo đã biến thành một công viên văn hóa ngoài trời rất hấp dẫn...
Những bức họa đường phố, sân trượt và chụp ảnh “tự sướng” là cảnh hôm nay ở công viên cộng đồng Kalijodo.
Những bức họa đường phố, sân trượt và chụp ảnh “tự sướng” là cảnh hôm nay ở công viên cộng đồng Kalijodo.

Mặc dù được thiết kế như là “khu công viên xanh mới”, thế nhưng hiếm mà nhìn thấy bóng cây xanh tại công viên công cộng Kalijodo, chỉ có các hàng cỏ và một hàng cây cọ mọc xanh tốt mà thôi. Những bụi hoa được chăm sóc cẩn thận và cây bóng mát ở các công viên lân cận ở thủ đô  Jakarta cũng sớm trở thành lãng phí nếu áp dụng vào Kalijodo. 

Nhức nhối Kalijodo

Rộng 3,4ha, nằm bên dòng sông Ciliwung ở phía Bắc thủ đô Jakarta, cho mãi đến thập niên 1950, Kalijodo vẫn đang là một khu dân cư với đa số là người Indonesia gốc Hoa. Trong tiếng Indonesia, chữ “Kali” có nghĩa là “Sông”, còn chữ “Jodo” lại có nghĩa là “bạn tri kỷ”.

Đây là một “khu đèn đỏ” sôi động, song cái tên “Kalijodo” còn bắt nguồn từ một nghi thức mai mối vốn được phát triển từ lễ hội đua thuyền rồng của người Trung Hoa, khi  những người trẻ tuổi ngồi lên thuyền xuôi theo dòng sông Ciliwung và quẳng bánh đậu cho bạn tình khác giới nếu nhìn hợp nhãn với người chèo thuyền trong lúc thuyền đang trôi.

Cho mãi đến thập niên 1960, Kalijodo mới trở thành nơi hình thành các mối quan hệ nhục dục, ma túy, cờ bạc và tình dục phát triển mạnh mẽ trở thành một nền kinh tế thịnh vượng phi chính thức.

Kalijodo trở thành một nơi sống buông thả, còn chính quyền Jakarta rất muốn dọn dẹp “chỗ nhức mắt” vì sự tồn tại dai dẳng của nó. Hồi tháng 11/2014, tỉnh trưởng Jakarta khi đó là ông Basuki Tjahaja Purnama (thường gọi tên là Ahok) đã thông báo, ông chịu trách nhiệm “quét rác”. Khi đó mé bờ sông của Kalijodo đầy ắp các quán karaoke với các biển hiệu rực rỡ, những nhà trọ “tính theo giờ” cùng vô số nhà lều bạt làm nơi sát phạt của nhiều con bạc “khát nước”.

Mở cửa vào cuối tháng 2/2017, nhiều người Jakarta đã sung sướng khi tận hưởng diện mạo mới của công viên Kalijodo.
Mở cửa vào cuối tháng 2/2017, nhiều người Jakarta đã sung sướng khi tận hưởng diện mạo mới của công viên Kalijodo. 

Làm sạch Kalijodo sẽ không chỉ là hành động mạnh mẽ của lực lượng công quyền mà còn khuyến khích các đảng phái chính trị tham gia giải quyết thế giới ngầm các băng đảng tội phạm. Cũng phải nói thêm rằng rất nhiều đời Tỉnh trưởng trước ông Ahok đều hứa hẹn sẽ dọn sạch Kalijodo ít nhất là 15 tháng sau khi đắc cử, nhưng đều hứa cuội. Ngày 9/2/2016, một tài xế say khướt trạc 24 tuổi đã phóng xe với tốc độ 100km/giờ - người này trước đó có nốc ít nhất 10 chai rượu – và đụng chết 4 người, kẻ gây ra tai nạn phải chịu án tù 6 năm. 

“Bàn tay thép” của ngài tỉnh trưởng

Thực trạng nhức nhối buộc ông Ahok phải nhanh tay hành động. Công việc dọn dẹp gói gọn đúng 3 tuần; dự án tái thiết đã được ký kết chỉ 2 tháng sau đó mà chủ thầu là Sinar Mas Land, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Indonesia, và công viên Kalijodo xuất hiện với diện mạo hoàn toàn mới trong vòng 9 tháng sau đó.

Quyền lực của ông Ahok sẽ kết thúc vào tháng 10/2017 sau khi ông mất ghế tỉnh trưởng ngày 19/4/2017 vào tay của đối thủ Anies Baswedan – người đã có những cải cách thần tốc nhằm đối phó với nạn hỏa hoạn, chứng tỏ mức độ hiệu quả công việc hiếm thấy trong nền chính trị ở Indonesia.

Ông Ahmad Alamsyah Saragih, một thành viên của cơ quan giám sát cấp nhà nước (Ombudsman) của Indonesia, hồ hởi nói: “Đối với tôi, đây là một trong những câu chuyện thành công nhất của ông Ahok. Kalijodo là “khu ổ chuột” lớn đầu tiên được dọn sạch ở Jakarta mà tôi mới nhìn thấy từ trước đến nay”. 

Tuy nhiên, ông Saragih cũng nói thêm rằng có lẽ ông Ahok đã làm việc quá năng nổ và hiệu quả khiến chi phí nhân công bị đẩy cao, trở thành mục tiêu chống đối của các tổ chức quỹ phúc lợi xã hội. Ông Saragih giải thích: “Ahok không muốn mất thời gian để dọn sạch “khu lầu xanh” Kalijodo, đó là mấu chốt của vấn đề”.

Ngày 17/2/2016, xấp xỉ 1.000 viên chức cảnh sát Jakarta đột kích vào Kalijodo, cải giả trang để mua rượu lậu, ma túy, vũ khí. Ngày hôm sau, cảnh sát Jakarta  phát thư cảnh báo cho dân cư ở Kalijodo, nói rõ họ có 11 ngày để rời khỏi “khu ổ chuột” trước khi lệnh phá dỡ bắt đầu. Khoảng cuối tháng 3/2016, khoảng 500 ngôi nhà bị san bằng.

Thanh niên chụp ảnh “tự sướng” ở công viên Kalijodo.
Thanh niên chụp ảnh “tự sướng” ở công viên Kalijodo. 

Theo ủy viên Ombudsman, ông Adrianus Meliala, vụ đột kích diễn ra chỉ trong vài tuần. Ông Adrianus Meliala nói: “Đây là một hành động táo bạo của ông Ahok, vì ông ấy nghĩ rằng tại sao có những hành động mạnh tay thành công ở những nơi khác mà lại không triển khai được ở Kalijodo? Ahok chắc nịch: “Tôi sẽ đến đó và quét thẳng”. 

Cùng với đó, chính quyền Jakarta thông báo, dân cư Kalijodo có giấy tờ tùy thân sẽ được dọn tới sinh sống ở những căn hộ giá rẻ được gọi là “Rusunawa” nằm ngay trong một khu vực gọi là Marunda, cách thủ đô Jakarta độ 1 tiếng lái xe về phía Đông.

Tiếp đó Thị trưởng Bắc Jakarta  Rustam Effendi hứa sẽ cung cấp các khóa dạy nghề miễn phí tại các trung tâm việc làm cho cư dân Kalijodo muốn được chuyển nghề, hoặc giúp các cư dân Jakarta không có giấy tờ tùy thân được quay lại quê nhà. 

Nhịp sống mới

Ông Budi Wahyuni, Phó chủ tịch Ủy ban quốc gia về chống nạn bạo hành nữ giới Indonesia (viết tắt Komnas), phát biểu: “Các Rusunawa có thật sự tốt không? Điều này quý vị không phải hoài nghi, nhưng nó giống như cách kéo cái cây tuột khỏi gốc rễ. Nếu có một kế hoạch trục xuất thì cần phải có một số buổi đối thoại và suy nghĩ thỏa đáng. Thường việc đưa ra quyết định đa phần đến từ người chồng hơn người vợ nhưng phụ nữ ở nhà nhiều hơn. Họ cần phải biết về cộng dồng mới, họ cần phải đưa con cái đi học ở trường gần Kalijodo”.

Tổ chức Komnas đặc biệt quan tâm đến phúc lợi của những người hành nghề mại dâm ở Kalijodo (mại dâm bị xem là bất hợp pháp ở Indonesia). Ông Marruchah, một thành viên của Phòng các cải cách chính sách và luật của tổ chức Komnas giải thích:

“Những người bán dâm bị bóc lột quá mức, do đó không cần thiết phải gây áp lực cho họ thêm nữa. Họ cần dọn đến nơi an toàn mới”. Theo ông Budi Wahyuni, ông Ahok đã giúp tái định cư cho các cư dân Kalijodo đến những thành phố khác trên đảo Java là Surabaya, Semerang cũng như Jayapura. 

Một gái làng chơi đang vẫy khách tại “phố lầu xanh” Kalijodo. Khu dân cư này ngày nay đã biến thành công viên văn hóa
Một gái làng chơi đang vẫy khách tại “phố lầu xanh” Kalijodo. Khu dân cư này ngày nay đã biến thành công viên văn hóa 

Ông Wahyyuni nhấn mạnh: “Bất chấp các ưu và khuyết điểm từ một quá trình chuyển đổi to lớn, chính phủ cần bảo vệ các công dân. Tôi đã nhìn thấy được điều này”. Bất chấp có những lời ong tiếng ve, vẫn phải công nhận rằng Kalijodo đã thật sự được cải thiện từ cách đây 14 tháng. Ông Yori Antar, giám đốc công ty kiến trúc Han Awal & Partners nổi tiếng ở Indonesia, là đơn vị được ông Tỉnh trưởng Ahok giao trọng trách làm mới công viên Kalijodo.

Ở đây có khu trượt, là một trong những nơi vui chơi lớn nhất ở Jakarta, còn những bức họa trên tường đã được đem đi triển lãm ờ New York, Berlin hay London. 1,5 triệu USD đã làm mới hoàn toàn công viên Kalijodo, các gia đình có thể thuê xe đạp để chạy trong công viên, trẻ em tha hồ cưỡi ngựa đồ chơi và ăn uống ngon lành ven bờ sông.../.