Án mạng kinh hoàng vung búa giết bà ngoại và mẹ
Như PLVN đã đưa tin, chiều ngày 10/7, lên cơn phát bệnh tâm thần, đối tượng Nguyễn Quang Lập (SN 1993, ngụ thôn thôn Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã dùng búa, cùng lúc đánh chết dã man bà ngoại và mẹ ruột.
Sau án mạng đau thương đó, dân làng truyền tai nhau những câu chuyện sợ hãi liên quan đến hung thủ.
Đối tượng từ nhỏ sống với bà mẹ đơn thân. Lập rất được mẹ yêu thương, chăm bẵm nên chăm ngoan, học giỏi, khuôn mặt khá ngôi ngô. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó, Lập học chưa hết lớp 9 phải nghỉ ở làm ruộng cùng mẹ kiếm cái ăn.
Về việc Lập bị bệnh tâm thần, người làng đồn đoán các kiểu. Một số cho rằng, vì sống gần miếu thờ, sinh hoạt không kiêng cữ, có thể Lập “đã làm thần linh giận mới bắt bị điên”.
Một số người dân thôn Lâm Tây lý giải, do ít hiểu biết, lâu nay chỉ tin vào cúng bái, vả lại Lập phát bệnh điên kỳ lạ nên ai cũng khuyên bà Thi dựa vào tâm linh. Chữa chạy cả tháng trời, thấy bệnh tình không thuyên giảm, bà Thi gửi con lên chùa nhờ các sư thầy quản. Tại đây, có lần phát bệnh, Lập leo lên đầu tượng Phật ngồi tiểu tiện. |
Tuy nhiên, phần lớn những nguồn tin cũng như lời của bà Lê Thị Mùi (SN 1968, sống sát vách nhà mẹ con bà Thi – mẹ Lập) cho biết, Lập phát bệnh kẻ từ khi người bạn thân bị chết cách đây khoảng hơn 4 năm. Khi đó, Lập vừa bỏ học đi làm xa. Nghe tin người bạn thân bị tai nạn giao thông mất nên Lập trở về. Không kịp nhìn mặt bạn lần cuối, Lập chỉ giữ lại đôi dép của bạn đã mang đi trong lần xảy ra tai nạn giao thông, rồi đưa về nhà đặt lên bàn thờ, thắp nhang thờ cúng.
Cũng kể từ khoảng thời gian đó, Lập phát bệnh tâm thần một cách kỳ lạ chẳng ai hiểu được. “Mỗi lần phát bệnh, hễ ai đến nhà chơi, bất kể lớn nhỏ, Lập đều bắt quỳ xuống lạy nó và cả đôi dép”, bà Mùi kể lại.
Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, thu nhập hàng ngày chỉ với 30 ngàn đồng từ công rửa chén bát thuê, nhưng bà Thi vẫn cố gắng đưa con đi khắp nơi chạy chữa. Tuy nhiên bà đã sai lầm không đưa đi bệnh viện, mag mời thầy bói về… cúng.
Một số người dân thôn Lâm Tây lý giải, do ít hiểu biết, lâu nay chỉ tin vào cúng bái, vả lại Lập phát bệnh điên kỳ lạ nên ai cũng khuyên bà Thi dựa vào tâm linh. Chữa chạy cả tháng trời, thấy bệnh tình không thuyên giảm, bà Thi gửi con lên chùa nhờ các sư thầy quản. Tại đây, có lần phát bệnh, Lập leo lên đầu tượng Phật ngồi tiểu tiện.
Hung khí Lập gây án |
Sau hơn 1 năm “điên điên, dại dại” như vậy, Lập mới được mẹ đưa ra bệnh viện tâm thần Đà Nẵng điều trị. Một thời gian, Lập có dấu hiệu tỉnh táo nên bà Thi xin đưa về nhà chăm sóc, đồng thời mang Lập lên ở cùng với cụ Kha – bà ngoại Lập. Mục đích, để con “cách xa ngôi miếu”, đồng thời tiện cho bà Thi chăm sóc mẹ lúc già yếu. Tuy nhiên, cụ Kha vẫn một mực không cho. Hết cách, mẹ con bà Thi lại dựng lều sống bên cạnh.
Trở lại với Lập, các nhân chứng cho biết, trước khi vụ án này xảy ra, Lập có nhiều lần phát bệnh, nhưng đều cởi hết quần áo trần truồng đi “nhong nhong” trên đường chứ không gây nguy hiểm cho ai. Mức độ cao nhất, Lập cũng chỉ đem hết củi ném xuống các giếng nước trong làng rồi châm lửa đốt.
Mẹ Lập thương con, lại muối mặt đi xin lỗi, bỏ công cán giúp người làng phụ đào giếng lấy nước sinh hoạt. Sau này khi về ở gần nhà bà ngoại, Lập bớt dần bệnh thật, nói năng làm việc như người bình thường.
Khoảng từ đầu năm 2014, Lập lại vào TP. HCM làm công nhân, kiếm tiền phụ mẹ. Đến cách đây khoảng 10 ngày, Lập được gia đình gọi về dự đám cưới của người bà con rồi bỗng phát bệnh trở lại và gây án như đã nêu trên.
Bị “ma ám” nên gây án tàn bạo?
Có một chuyện lạ, cách ngày xảy ra án mạng 3 hôm, Lập lại tìm đến mộ của người bạn thắp hương. Việc làm này cũng hoàn toàn bình thường nếu như Lập không đột ngột nhờ mấy thanh niên sống gần nhà mang điện thoại ra chụp giúp tấm hình giữa “Lập và bạn”.
Cứ thế, Lập khoát tay lên mộ bạn tạo dáng như thể “2 người đang còn sống”. Lúc đó, mọi người có “thất kinh” nhưng không nghĩ Lập bắt đầu có dấu hiệu phát bệnh trở lại.
Chưa hết, hai năm trước, một người là anh con cậu ruột với Lập, từng gây án và bị công an truy bắt nhưng đã tự tử ở TP. HCM. Thi thể sau đó được đưa về quê chôn cất. Cũng không hiểu vì lý do gì, khi Lập ra viếng mộ, tự nhiên nói nhăng nói cuội bằng giọng của người đã chết, rồi gặp ai cũng hù dọa “sẽ giết chết 4 người trong làng” để trả thù…
Trước khi gây án, Lập có hàng năm trời chỉ… thờ một đôi dép |
Ngay lúc ngồi trên xe ô tô áp giải về cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam vào sáng ngày 11/7, Lê Quang Lập cũng luôn miệng nói rằng, mình đã bị “nó”, một người bạn ở “cõi âm”, xúi phải giết bà ngoại và mẹ…
Lập nói, chiều 10/7, đang đi chơi bỗng “bị bắt” phải quay về, rồi vào nhà lấy chiếc búa, tiến thẳng đến chỗ bà ngoại, cứ thế đánh nhiều nhát vào đầu, đồng thời dùng thêm cái dùi sắt nhọn, dài khoảng 20cm, đâm thẳng vào bụng bà cho đến khi bà “giật giật” lên nhiều lần. “Đúng lúc, em cũng thấy mẹ “lấp ló” ngoài sân rồi bỏ chạy nữa nên giết luôn không tha”, Lập khai.
Nghe Lập nói, ai cũng phải rùng mình khi nghĩ đến 2 cái chết tức tưởi của mẹ con bà Kha. Trong ngày 11/7, có mặt tại thôn Lâm Tây, một không khí tang thương bao trùm lấp nơi đây. Từ chiều hôm trước, rất đông người dân đã tập trung đến căn nhà nhỏ nằm bên sườn núi của cụ Kha để góp tiền của mua áo quan và cùng người nhà lo tang lễ cho nạn nhân xấu số.
Căn nhà cụ bà Kha dù xây bê tông nhưng trống hoác từ trước đến sau. Nhói lòng hơn, phía trước 2 quan tài, 1 tấm kệ kê chung làm bàn thờ 2 mẹ con; 2 bát nhang nhưng chỉ mới mới đặt mỗi di ảnh cụ Kha vì “bà Thi từ nhỏ đến lớn không chụp ảnh, không có gì hết, đến cái chứng minh thư cũng nát bươm, nhà thuộc diện đặc biệt nghèo”, ông Phan Văn Tài, thôn trưởng thôn Lâm Tây nói.
Hiện hung thủ đã bị tạm giữ, chờ kết quả giám định tâm thần. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ. Theo chia sẻ của Đại tá Nguyễn Thế Nghiệp, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam, hung thủ đã bị bắt, nhưng vụ việc này thêm lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng chưa kiểm soát được những người bệnh tâm thần đang sinh sống trong đời thường.
Đã đến lúc nhà nước cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ các đối tượng này, ngoài bắt buộc điều trị, khi được trả về tái hòa nhập công đồng cũng cần có sự quản lý chặt chẽ giữa chính quyền và gia đình và tái khám thường xuyên./.