Khẳng định vị thế và thương hiệu ĐH Luật (ĐH Huế) thông qua chất lượng đào tạo

(PLVN) - Đại học Luật (ĐH Huế) vừa tổ chức Đại hội Đảng bộ với chủ đề: “Phát huy sức mạnh toàn Đảng bộ, xây dựng Trường ĐH Luật trở thành cơ sở đào tạo Luật có thương hiệu trong cả nước và khu vực, góp phần đưa ĐH Huế thành ĐH Quốc gia”.
Ông Đoàn Đức Lương: "Phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhà trường"
Ông Đoàn Đức Lương: "Phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhà trường"

Tốp 5 cơ sở đào tạo về lĩnh vực pháp luật trong cả nước

Trong ngày 25 và 26/6/2020, Đảng bộ Trường ĐH Luật đã long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tham dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Linh (Bí thư Đảng ủy - Giám đốc ĐH Huế), các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy ĐH Huế.

Đảng bộ ĐH Luật hiện có 12 chi bộ trực thuộc với 142 đảng viên. Trong nhiệm kỳ qua, đảng bộ đã kết nạp 115 đảng viên mới, trong đó có 25 cán bộ, 90 sinh viên, tăng 225% so với nhiệm kỳ trước. Đội ngũ giảng viên có trình độ sau ĐH chiếm tỷ lệ cao, trong đó có 2 PGS, 15 TS; 66 thạc sĩ; 18 giảng viên cao cấp và giảng viên chính.

Xây dựng và khẳng định vị thế trường ĐH Luật đứng trong tốp 5 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách về lĩnh vực pháp luật trong cả nước.
Xây dựng và khẳng định vị thế trường ĐH Luật đứng trong tốp 5 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách về lĩnh vực pháp luật trong cả nước. 

Tại đại hội, PGS.TS Đoàn Đức Lương (Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường) đã nêu rõ: Đảng ủy lãnh đạo nhà trường tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể các đơn vị; xây dựng đề án tự chủ theo lộ trình, quy định của ĐH Huế; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, hỗ trợ khởi nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên; nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nề nếp, dân chủ trong nhà trường, xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Xây dựng và khẳng định vị thế trường ĐH Luật, Đại học Huế đứng trong tốp 5 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách về lĩnh vực pháp luật trong cả nước.

Cũng tại Đại hội, PGS.TS Nguyễn Quang Linh (Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Huế) đánh giá cao những kết quả đạt được của Đảng bộ Trường Đại học Luật trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ nhà trường đã phát huy sức mạnh của tập thể trong việc xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động có hiệu quả. Vị Giám đốc ĐH Huế này mong rằng, nhiệm kỳ tới Đảng bộ Trường Đại học Luật phát huy hơn nữa, tập hợp trí tuệ tập thể, xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm thực hiện nghị quyết và đưa trường Đại học Luật phát triển toàn diện.

Đại hội đã bầu ra 10 đồng chí đảng viên tiêu biểu có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đạo đức đại diện cho toàn thể đảng viên vào Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Luật lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025; bầu ra 17 đại biểu chính thức đại diện cho Đảng bộ Trường Đại học Luật đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Đại học Huế lần VI.

Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Luật lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025
 Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Luật lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Tăng chất lượng đào tạo

Trường ĐH Luật có Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn được hoạt động từ năm 2016 và được đưa vào danh mục Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước ngành Luật (năm 2020); là 1 trong 3 cơ sở đào tạo Luật có tạp chí chuyên ngành Luật ở Việt Nam nên thu hút số bài gửi đăng tăng gấp 2,5 lần so với nhu cầu.

Bên cạnh đó, Đảng ủy nhà trường cũng chỉ đạo các đơn vị nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để có ít nhất 6 đề tài cấp bộ, 2 đề tài cấp tỉnh, 80 đề tài cấp ĐH Huế. Đồng thời, phấn đấu xây dựng được ít nhất 1 đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác quốc tế; có ít nhất 6 đề tài có giá trị ứng dụng cho tỉnh.

Đội ngũ cán bộ trường đến năm 2025 là 200 người, giảng viên là 150, cán bộ hành chính 50. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên khoảng 30% (60 tiến sỹ trở lên). Giảng viên có trình độ thạc sỹ chiếm 90%. Giáo sư 1, Phó giáo sư 4 và giảng viên cao cấp 7. Thu hút khoảng 50 lượt giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm; 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ và 20% có khả năng giảng dạy và nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. 100% cán bộ hành chính sử dụng thành thạo tin học.

Hiện nay, mức học phí của sinh viên Trường Đại học Luật là 295.000 đồng/tín chỉ (tương đương 4,5 triệu đồng/học kỳ). Mức học phí này vẫn được duy trì cho khóa tuyển sinh năm 2020. Ngoài ra, nhà trường áp dụng các chính sách học bổng nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên có năng lực được học tập và phát triển.

Năm 2020, Trường dành nhiều học bổng cho thí sinh trúng tuyển với giá trị học bổng lên tới 30 triệu đồng/sinh viên. Cụ thể: học bổng trị giá 15 triệu đồng cho Thủ khoa, 10 triệu đồng cho Á khoa và các mức học bổng khác cho thí sinh đạt điểm xét tuyển từ 24 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên). Ngoài ra, nhà trường có nhiều chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên, khó khăn, cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt.

Thầy Trần Việt Dũng (Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường): “Trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh, không ít trường rơi vào khó khăn; do đó, vấn đề chất lượng đào tạo càng được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm.

Vì vậy, những năm qua Trường ĐH Luật vẫn thu hút nhiều sinh viên, đời sống giảng viên được nâng lên. Điểm đặc biệt, nhà trường có chính sách tốt, tạo điều kiện cho giảng viên học tập trong và ngoài nước, nâng cao trình độ chuyên môn”.

Nữ sinh Trường ĐH Luật, ĐH Huế trở thành hoa khôi sinh viên Việt Nam 2018.
 Nữ sinh Trường ĐH Luật, ĐH Huế trở thành hoa khôi sinh viên Việt Nam 2018.

PGS.TS. Đoàn Đức Lương khẳng định: “Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, theo dõi và chỉ đạo cụ thể các mặt hoạt động để vừa đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao về ngành nghề của xã hội, vừa phù hợp với năng lực đào tạo và phát triển vững chắc của nhà trường.

Chúng tôi cũng chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình đào tạo trên cơ sở phát huy loại hình đào tạo chính quy dài hạn. Loại hình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công chức, doanh nghiệp và cộng đồng được quan tâm.

Ngoài ra, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên còn tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Dù có rất nhiều kế hoạch được vạch ra nhưng việc chú trọng để tăng chất lượng đào tạo là điểm mấu chốt, cương quyết phải thực hiện tốt”.

Đọc thêm