Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xuất, nhập khẩu than của Tập đoàn CN Than- Khoáng sản Việt Nam. Có ý kiến đồng tình với quan điểm phải nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, song cũng có nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao ta cần nhập khẩu than trong khi vẫn xuất khẩu?
TS. Nguyễn Khắc Thọ - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) làm rõ băn khoăn của dư luận về thông tin này.
- Dư luận đang khó hiểu về việc ngành Than vốn là một ngành có truyền thống xuất khẩu nay lại phải nhập khẩu than cho tiêu dùng trong nước. Ông giải thích việc đó như thế nào?
TS. Nguyễn Khắc Thọ |
- Theo tôi, trước hết cần nhấn mạnh việc xuất, nhập khẩu than là hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) được quy định tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINACOMIN.
Về vấn đề nhập khẩu than, không phải bây giờ Việt Nam mới nhập khẩu than mà chúng ta đã nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu trong nước từ nhiều năm trước đây (nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy Formosa, hàng năm chúng ta vẫn nhập khẩu hàng chục ngàn tấn than coke để phục vụ cho nhu cầu của ngành luyện kim). Việc vừa qua, VINACOMIN nhập khẩu hơn 9.500 tấn than để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước xuất phát trên quan điểm hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải do thiếu than. Ngoài ra, việc nhập khẩu 9.500 tấn than nêu trên nhằm mục đích thử nghiệm, tìm hiểu thị trường, điều kiện nhập khẩu than để chuẩn bị cho công tác nhập khẩu than trong thời gian tới (dự kiến từ năm 2015 trở đi) đó là việc làm cần thiết, chuẩn bị cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hiện nay, chúng ta chỉ xuất khẩu những chủng loại than mà trong nước không có nhu cầu sử dụng, nhưng có giá trị xuất khẩu cao (than cục, cám tốt…) hoặc chưa sử dụng hết và định hướng xuất khẩu theo hướng giảm dần.
- Trong khi việc cung ứng than cho một số nhà máy điện trong nước đang gặp khó khăn (các nhà máy phía Bắc), thậm chí phải nhập khẩu sớm hơn dự kiến (cho các nhà máy phía Nam), liệu có là bất ổn khi VINACOMIN vẫn cứ tiếp tục xuất khẩu than như hiện nay? Hiệu quả của việc làm đó thế nào, thưa ông?
- Hiện nay, việc cung ứng than cho các nhà máy điện trong nước đang thực hiện bình thường theo nhu cầu sử dụng của các hộ tiêu dùng trong nước, không có gì gặp khó khăn. Mặt khác, theo dự báo cân đối cung - cầu, từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn đáp ứng đủ than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, dự kiến từ năm 2015 trở đi chúng ta mới phải nhập khẩu than, khối lượng than nhập khẩu chủ yếu cho nhu cầu sản xuất điện. Dự kiến năm 2015 sẽ nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn, năm 2020 khoảng 62 triệu tấn.
Hiện nay, giá bán than cho một số hộ tiêu thụ lớn (điện, xi măng, giấy, phân bón) chưa hoàn toàn được thực hiện theo giá thị trường, đặc biệt giá than cho điện còn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, trong khi chi phí đầu vào (dầu, thuốc nổ, điện, sắt thép, lãi vay...) đều tăng cao. Vì vậy, việc xuất khẩu than hiện nay của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam để giúp ngành Than cân đối được tài chính, tạo vốn cho đầu tư (nhu cầu vốn đầu tư cho ngành Than giai đoạn 2011-2015 bình quân khoảng 41.716 tỷ đồng/năm), phục vụ duy trì và mở rộng nâng cao sản lượng khai thác để đáp ứng tối đa cho nhu cầu sử dụng trong nước.
- Bộ Công Thương được Chính phủ giao quản lý, điều hành thực hiện chương trình đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ông có thể cho biết, chính sách của nước ta về xuất và nhập khẩu than trong thời gian tới như thế nào để vừa bảo đảm cung cầu trong nước? Cần phải có giải pháp gì để khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được này?
Về vấn đề nhập khẩu than, không phải bây giờ Việt Nam mới nhập khẩu than mà chúng ta đã nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu trong nước từ nhiều năm trước đây (nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy Formosa, hàng năm chúng ta vẫn nhập khẩu hàng chục ngàn tấn than coke để phục vụ cho nhu cầu của ngành luyện kim). Việc vừa qua, VINACOMIN nhập khẩu hơn 9.500 tấn than để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước xuất phát trên quan điểm hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải do thiếu than. Ngoài ra, việc nhập khẩu 9.500 tấn than nêu trên nhằm mục đích thử nghiệm, tìm hiểu thị trường, điều kiện nhập khẩu than để chuẩn bị cho công tác nhập khẩu than trong thời gian tới (dự kiến từ năm 2015 trở đi) đó là việc làm cần thiết, chuẩn bị cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hiện nay, chúng ta chỉ xuất khẩu những chủng loại than mà trong nước không có nhu cầu sử dụng, nhưng có giá trị xuất khẩu cao (than cục, cám tốt…) hoặc chưa sử dụng hết và định hướng xuất khẩu theo hướng giảm dần.
- Trong khi việc cung ứng than cho một số nhà máy điện trong nước đang gặp khó khăn (các nhà máy phía Bắc), thậm chí phải nhập khẩu sớm hơn dự kiến (cho các nhà máy phía Nam), liệu có là bất ổn khi VINACOMIN vẫn cứ tiếp tục xuất khẩu than như hiện nay? Hiệu quả của việc làm đó thế nào, thưa ông?
- Hiện nay, việc cung ứng than cho các nhà máy điện trong nước đang thực hiện bình thường theo nhu cầu sử dụng của các hộ tiêu dùng trong nước, không có gì gặp khó khăn. Mặt khác, theo dự báo cân đối cung - cầu, từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn đáp ứng đủ than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, dự kiến từ năm 2015 trở đi chúng ta mới phải nhập khẩu than, khối lượng than nhập khẩu chủ yếu cho nhu cầu sản xuất điện. Dự kiến năm 2015 sẽ nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn, năm 2020 khoảng 62 triệu tấn.
Hiện nay, giá bán than cho một số hộ tiêu thụ lớn (điện, xi măng, giấy, phân bón) chưa hoàn toàn được thực hiện theo giá thị trường, đặc biệt giá than cho điện còn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, trong khi chi phí đầu vào (dầu, thuốc nổ, điện, sắt thép, lãi vay...) đều tăng cao. Vì vậy, việc xuất khẩu than hiện nay của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam để giúp ngành Than cân đối được tài chính, tạo vốn cho đầu tư (nhu cầu vốn đầu tư cho ngành Than giai đoạn 2011-2015 bình quân khoảng 41.716 tỷ đồng/năm), phục vụ duy trì và mở rộng nâng cao sản lượng khai thác để đáp ứng tối đa cho nhu cầu sử dụng trong nước.
- Bộ Công Thương được Chính phủ giao quản lý, điều hành thực hiện chương trình đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ông có thể cho biết, chính sách của nước ta về xuất và nhập khẩu than trong thời gian tới như thế nào để vừa bảo đảm cung cầu trong nước? Cần phải có giải pháp gì để khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được này?
- Quan điểm phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07/7/2008, theo đó, phát triển ngành Than trên cơ sở tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu than hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu, thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết các mỏ than của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đã và đang khai thác ở mức xuống sâu, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp, trong khi nhu cầu sử dụng than trong nước ngày càng tăng cao. Vì vậy, để khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cần tăng cường công tác quản trị tài nguyên, đổi mới công nghệ để nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên than trong khai thác, chế biến...; sớm điều chỉnh giá than theo cơ chế thị trường (kể cả đối với giá than cho điện) theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009 của Văn phòng Chính phủ về giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước.
- Xin cảm ơn Ông!
Theo Tạp chí Công nghiệp