Kinh hoàng… trở lại thành phố

Lợi dụng tình trạng quá tải nhu cầu phương tiện phục vụ người dân trở lại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh làm việc sau kỳ nghỉ Tết dài,  không ít nhà xe đã tự ý nâng giá vé vận tải “bắt chẹt” hành khách… cá biệt có những nhà xe tăng giá vé gấp 2 lần, khiến nhiều hành khách phẫn nộ.

[links()] Lợi dụng tình trạng quá tải nhu cầu phương tiện phục vụ người dân trở lại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh làm việc sau kỳ nghỉ Tết dài,  không ít nhà xe đã tự ý nâng giá vé vận tải “bắt chẹt” hành khách… cá biệt có những nhà xe tăng giá vé gấp 2 lần, khiến nhiều hành khách phẫn nộ.

edhr
Hiện tượng xe khách nhồi nhét khách vẫn xảy ra

Theo phản ánh của hành khách, tại các bến xe khách của tỉnh Thanh Hóa đều niêm yết công khai giá vé đi Hà Nội, các tỉnh, thành phố phía Bắc là 120.000 đồng/người, đi TP.Hồ Chí Minh là 900.000 đồng/người, tăng khoảng 1/3 so với thời điểm trước Tết, nhưng khi hành khách “bắt xe” đi Hà Nội thì bị các chủ xe đồng loạt lên giá từ 180.000 đồng/người, thậm chí 250.000 đồng/người; đi TP.Hồ Chí Minh giá từ 1.300.000 đến 1.500.000 đồng/người. Tình trạng tăng giá vé “vô tội vạ” cũng khá phổ biến trên các tuyến từ các tỉnh Đà Nẵng, TT.Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An đi Hà Nội...

Tại Bến xe khách Hà Tĩnh, có doanh nghiệp tăng tới hơn 80%, như Sơn Hà (tăng 88%), Huy Hải (tăng 80%), Bình Minh (tăng 88%), Hoàng Nam (tăng 88%)... Chị Trần Thị Thu Hà công tác tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội quê ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh bức xúc: “Ngày thường, tôi đi xe của Công ty TNHH Hoàng Nam giá vé chỉ 160.000 đồng/lượt, nhưng hiện ngày Tết phải trả tới 300.000 đồng/lượt”.

Thừa nhận tình trạng tăng giá vé diễn biến phức tạp, nhưng theo các đơn vị quản lý bến xe tại Hà Nội tại Hà Nội,  cơ quan quản lý bến không thể can thiệp. Ông Vương Duy Toàn - Phó giám đốc Xí nghiệp quản lý Bến xe phía Nam cho biết: “Các đơn vị quản lý bến xe hiện không được phép can thiệp vào giá vé của các doanh nghiệp vận tải mà chỉ có trách nhiệm niêm yết giá vé tại các đầu bến và thực tế cứ vào dịp Tết, lượng khách thì tăng đột biến, nhưng giá vé lại không giảm mà lại còn đồng loạt tăng ồ ạt”.

Đã nhiều năm qua, đến hẹn lại lên nhiều doanh nghiệp vận tải lại lợi dụng dịp Tết tăng giá bất bình thường, không hợp lý và có dấu hiệu trục lợi. Qua tính toán của các cơ quan chức năng, trong đề xuất giá vé ngày thường, hầu hết các doanh nghiệp khi niêm yết giá vé đều đã tính mỗi lượt lượng khách chỉ đạt 40 - 50% tổng số ghế ngồi, như vậy cũng là đã có lãi.

Vì vậy, với một chiều  lượng khách đạt 100% tổng số ghế ngồi, chiều còn lại lượng khách chỉ cần đạt 10% là nhà xe đã có lãi. Do đó, với mức vé doanh nghiệp niêm yết tăng tới 40 - 80%, trong khi giá xăng dầu không biến động thực chất là hành vi trục lợi. Đề nghị các cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm khắc các đơn vị kinh doanh vận tải  vi phạm .

Đặng Chung
 

Đọc thêm