Dịch vụ "khách sạn tử thi"
Tuy nhiên, ở Nhật lại có một lựa chọn hoàn toàn mới lạ: người quá cố sẽ đến trú ở “Khách sạn tử thi”. Các khách sạn đặc biệt này có một số mục đích khác nhau: Cung cấp kho để xác trong vài ngày để người thân chuẩn bị hỏa táng; để các gia đình đến sum họp, cầu nguyện và tổ chức tang lễ với giá cả rất phải chăng. Và khi không ở bên xác người thân, thì người nhà cũng có nơi gần đó để nghỉ ngơi.
Với dân số đang dần lão hóa và tỷ lệ tự tử gia tăng, quá tải hỏa táng đang thực sự là một vấn đề nóng ở Nhật. Nước này có tỷ lệ hỏa táng cao nhất thế giới: 99%. Điều đó có nghĩa là 1 người quá cố phải đợi tới 4 ngày để được hỏa táng.
Và vì thế những “khách sạn tử thi” ở Nhật được “phát minh” như một cách thay thế cho các nhà xác vốn ít ỏi, nơi các tử thi được giữ trong các hầm lạnh đặc biệt. Dù đáng sợ hay cảm thấy bình thường, thì giải pháp này cũng ít nhiều đang góp phần giải quyết vấn đề thiếu không gian chôn cất ở Nhật Bản.
Loại hình kinh doanh kỳ lạ
Nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà và nhà xưởng nhỏ là khu bán công nghiệp Kawasaki, là khách sạn tử thi Sou Sou hiện đang hoạt động.
Được mệnh danh là một khách tử thi (itai hoteru), Sou Sou chính thực ra là một hầm lạnh nơi lưu trữ các tử thị trước khi mang đi hỏa táng. Đó là một nơi biệt lập cho các gia đình thân nhân của người quá cố và những người đi viếng đến bày tỏ lòng thành kính của họ với những người đã khuất nẻo. Tại một nước có tỷ lệ dân số lão hóa tăng nhanh như ở Nhật Bản, nơi mọi xác chết đều được hỏa táng, thì vẫn đang có một số danh sách dài người quá cố đang đợi được nhanh lên thiên đàng.
Phải mất cả tuần hoặc lâu hơn mới có chỗ để đặt xác vào lò hỏa táng. Với mức giá 9.000 Yên/ngày, khách sạn Sou Sou cung cấp nơi đặt xác và chỗ nghỉ lại cho thân nhân chờ đến lúc xác được đem đi hóa tro. Ông Hisao Takegishi của Sou Sou, phấn khởi cho biết: “Việc kinh doanh của chúng tôi đang sinh lời, tỷ lệ giữ chỗ đặt xác đã tăng từ 70% đến 80% trong thời gian qua”.
Một “khách sạn tử thi” (itai hoteru) nằm lọt thỏm trong khu dân cư và khu bán công nghiệp Kawasaki. Trên giấy phép là khu lưu xác, nhưng thân nhân có thể ngủ qua đêm ở đây |
Xác người có thể đặt tại nhà xác ở các lò hỏa táng, nhưng ở các “khách sạn tử thi” nhìn ít thê thảm hơn, với các phòng lạnh riêng với số giờ thăm viếng được hạn chế. Làm giám đốc tại Sou Sou suốt hơn một thập niên, ông Takegishi giải thích: “Nó không chỉ là nơi để thân nhân than khóc cho sự mất mát người yêu thương, ý tôi muốn là cung cấp cho các thân nhân một nơi vượt xa nhà xác đơn thuần tại các lò hỏa táng, một nơi để thư giãn kiểu như tại nhà riêng”.
Tại khách sạn Sou Sou, các gia đình có thể trang trí cho những căn phòng bằng hoa tươi và các đồ vật kỷ niệm của người quá cố. Và mặc dù trên cơ sở pháp lý là một cơ sở lưu trữ xác, nhưng các gia đình có thể ngủ qua đêm nếu họ muốn, ngủ trên các ghế dài và có thể được phục vụ thức ăn, ông Takegishi nói. Những “khách sạn tử thi” khác cũng cung cấp các dịch vụ tương tự và thường là những gói dịch vụ, từ một khu lưu trữ xác đơn giản cho đến dịch vụ tang lễ trọn gói.
Hồi năm 2010, Nichiryoku Co., một công ty dịch vụ tang lễ có trụ sở chính ở Tokyo, đã khai trương một cơ sở lưu trữ xác dạng khách sạn đặt tên là Lastel ở Yokohama và Shin-Yokohama. Phó chủ tịch công ty là ông Kimiaki Takemura, nói rằng tòa “khách sạn” 9 tầng ở Shin-Yokohama được trang bị đầy đủ các phòng để đặt xác, ngoài ra còn có sảnh tang lễ, các phòng tiệc, bàn thờ Phật và nơi trưng bày các loại quan tài khác nhau.
Ông Takemura nhấn mạnh: “Trong khách sạn có đủ mọi thứ mà quý vị cần. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói cho các tang quyến. Số lượng khách hàng tăng không ngừng, nhưng doanh số trên mỗi khách hàng lại giảm do người ta thích các đám tang nhỏ và đơn giản hơn”.
Ông Takemura vẫn lạc quan rằng xu hướng sẽ thay đổi: “Tôi tin rằng nhu cầu sẽ gia tăng”. Viện nghiên cứu an sinh xã hội và dân số quốc gia Nhật Bản (NIPSSR) dự báo rằng số lượng người chết tại Nhật Bản sẽ đạt đỉnh 1,67 triệu người vào năm 2039, tăng gần 30% tính từ năm 2015.
Với đà gia tăng này, ông Itaru Takeda, người đứng đầu Kasouken – một hiệp hội nghiên cứu về hỏa táng và tang lễ - cho rằng những đại đô thị cần xây thêm nhiều lò hỏa táng nhưng vẫn rất khó vì thường xuyên đối mặt với sự chống đối từ dân cư địa phương. Theo ông Takeda, một số dự án bị đình trệ suốt hơn một thập niên, vì thế đẩy nhanh việc luân chuyển các lò đốt có thể giải quyết tốt vấn đề này.
Nhưng ở Nhật Bản, thân nhân người quá cố khẳng định rằng việc đặt tro cốt vào tiểu sành hết sức quan trọng, vì thế các lò thiêu không thể hoạt động như nhà máy được. Ông Takeda nhấn mạnh: “Khi dân cư sống quần tụ tại những khu vực nhỏ, chúng ta cần phải có các cơ sở phúc lợi để chăm lo cho các cư dân: các nhu cầu từ sinh đến tử chẳng hạn như bệnh viện, trường học, trạm y tế và đồn cứu hỏa. Và không thể thiếu lò hỏa táng. Cái chết không phải là thứ mà quý vị chạm mặt hàng ngày, vì thế nhiều người nghĩ rằng lò hỏa táng không liên quan gì đến cuộc sống của họ, nhưng thật sự chúng ta nên nghĩ rằng đó là vấn đề sắp xảy ra”.
Giống như lò hỏa táng, các “khách sạn tử thi” cũng vấp phải sự chống đối ở địa phương. Trở lại thời điểm năm 2014, khi ông Hisao Takegishi mở khách sạn Sou Sou ở Kawasaki, thì hơn 100 cư dân địa phương đã tổ chức một chiến dịch chống lại và yêu cầu phải đóng cửa khách sạn.
Chủ tịch khách sạn Sou Sou, ông Hisao Takegishi đang tiếp chuyện phóng viên tại khách sạn ở Kawasaki |
Ông Takegishi phân bua: “Luận điệu lớn nhất của họ là khách sạn thực sự đáng sợ… Một số người lập luận rằng họ không thể ngủ ngon giấc khi biết những cái xác được chuyển từ nơi khác đến gần ngôi nhà của họ”. Một nữ sinh quả quyết với ông Takegishi rằng em sợ có một hồn ma ẩn hiện đâu đó trong phòng mình. Nhưng ông Takegishi tin chắc rằng cơ sở kinh doanh của ông giúp làm dịu lại nỗi đau buồn, xoa dịu sự mất mát ở các tang quyến.
Ông giải thích: “Cơ sở của tôi không đủ sức chăm sóc cho các nhu cầu đang gia tăng… Tôi muốn chào đón nhiều khách hơn đến với cơ sở kinh doanh của mình, và tôi hy vọng rằng nó sẽ trở thành một trong nhiều dịch vụ mà thân nhân người quá cố có thể lựa chọn”.
Hai năm trôi qua, nhiều tấm áp phích chống đối Sou Sou vẫn còn mắc vào hàng rào nhà hàng xóm. Nhưng sau khi một vài dân địa phương qua đời, họ được chở đến Sou Sou và tình hình được cải thiện. Ông Takegishi kết luận: “Tôi tin rằng cuối cùng mình cũng đạt được sự chấp thuận từ dư luận”…/.