PVcomBank cơ mức lãi suất ngân hàng hiện ở mức cao nhất thị trường, lên đến 9,5% cho kỳ hạn 12 tháng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng.
Tiếp theo là HDBank với mức lãi suất khá cao, 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỉ đồng. Ngân hàng này cũng áp dụng mức lãi suất 6% đối với kỳ hạn 18 tháng.
MSB cũng áp dụng mức lãi suất khá cao với lãi suất tiền gửi tại quầy ngân hàng lên tới 8%/năm cho kì hạn 13 tháng và 7% cho kỳ hạn 12 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1.1.2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỉ đồng.
Ngân hàng Dong A Bank có mức lãi suất tiền gửi, kỳ hạn 13 tháng trở lên, lãi cuối kỳ với khoản tiền gửi 200 tỉ đồng trở lên áp dụng mức lãi suất 7,5%/năm.
Cake by VPBank áp dụng mức lãi suất 6,1% cho kỳ hạn 12 tháng; NCB, và OceanBank áp dụng mức lãi suất 6,1% cho kỳ hạn 24 tháng.
ABBank áp dụng lãi suất 6% cho kỳ hạn 12 tháng; BVBank và Cake by VPBank cũng áp dụng lãi suất 6%, kỳ hạn 24 tháng và 12 tháng; VRB áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 24 tháng; SaigonBank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 13, 18 và 24 tháng, mức 6,1% cho kỳ hạn 36 tháng.
Tính đầu tháng 8 đến nay. thị trường đã ghi nhận 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, bao gồm: Agribank, Eximbank, HDBank, Sacombank, Saigonbank, TPBank, CB, VIB, DongA Bank, VPBank, Techcombank, VietBank, SHB, PVCombank, Cake by VPBank và Nam A Bank.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) mới đây đã đồng loạt tăng lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1- 17 tháng với mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,5%/năm. Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng ngân hàng này có sự thay đổi lãi suất.
Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến tại Nam A Bank – sản phẩm có lãi suất cao nhất, kỳ hạn 1 tháng tăng 0,4%/năm lên 3,5%/năm, kỳ hạn 2 tháng tăng 0,5%/năm lên 3,6%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng 0,3%/năm lên 4,1%/năm, trong khi kỳ hạn 4-5 tháng tăng 0,2%/năm lên 4,2%/năm.
Nam A Bank điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng tăng 0,4%/năm lên 5%/năm; kỳ hạn 7-11 tháng hiện ở mức 5,2%/năm, sau khi tăng từ 0,1-0,4%/năm.
Lãi suất các kỳ hạn 12-13 tháng tăng 0,2%/năm lên 5,6%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 14-17 tháng cũng có mức tăng tương tự, hiện niêm yết tại 5,7%/năm.
Ở chiều ngược lại, thị trường cũng ghi nhận 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động là Bac A Bank, SeABank và OCB.
So với cùng kỳ các tháng trước, đà tăng lãi suất tiền gửi đã có dấu hiệu chậm lại cả về số lượng ngân hàng và tần suất điều chỉnh. Dù vậy, lãi suất huy động được dự báo vẫn chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm 2024.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về diễn biến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng từ tháng 5 đến tháng 7/2024, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,4-3,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-4,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,5-6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,4%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.