Lễ hội ông Công, ông Táo lần đầu tiên tại Hà Nội

 Bắt đầu từ sáng sớm hôm nay, ngày 3-2-2013 (tức ngày 23 tháng chạp năm Nhâm Thìn), đoàn nghệ nhân và người dân Bát Tràng tập hợp đông đủ tại đình làng Bát Tràng để chuẩn bị cho lễ rước ông Công - ông Táo về trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Hà Nội có một lễ rước ông Công - ông Táo nhiều ý nghĩa được tổ chức.

 Bắt đầu từ sáng sớm hôm nay, ngày 3-2-2013 (tức ngày 23 tháng chạp năm Nhâm Thìn), đoàn nghệ nhân và người dân Bát Tràng tập hợp đông đủ tại đình làng Bát Tràng để chuẩn bị cho lễ rước ông Công - ông Táo về trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Hà Nội có một lễ rước ông Công - ông Táo nhiều ý nghĩa được tổ chức.

Theo văn hóa dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ tiễn ông Công - ông Táo về chầu trời, gửi gắm niềm tin về một năm mới tốt lành sắp tới. Năm nay, trong khuôn khổ Hội hoa chợ Tết tôn vinh làng nghề và hàng nông sản chất lượng cao do Bộ VH-TT và DL phối hợp với UBND TP Hà Nội, Hội Nông dân TP Hà Nội, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức. Người dân Hà Nội sẽ được chứng kiến một Lễ hội ông Công - ông Táo nhiều ý nghĩa. Đây cũng là dịp để người dân Hà Nội thêm hiểu hơn về  những nghi lễ truyền thống - những di sản phi vật thể có giá trị đang dần bị mai một.

Lễ hội dân gian ông Công - ông Táo do làng gốm cổ Bát Tràng thực hiện với các nghi thức dân gian, truyền thống, bao gồm nghi lễ rước ba “ông đầu rau” khổng lồ được làm bằng vàng mã, rước cá chép dài tới 3,5m làm từ giấy và đặc biệt là chiếc bếp cổ được làm từ trấu và đất sét với chiều dài 1m, chiều rộng 65cm và chiều cao 45cm. Cùng với đó là 12 mâm sản vật, lễ vật của địa phương gồm bánh chưng, bánh dày, bánh đậu xanh, kẹo sìu châu, bánh cu đơ, bánh cáy, bánh phu thê, bưởi ngọt, nhãn muộn, mâm ngũ quả…

Thả cá là một nghi thức trong lễ hội
Thả cá là một nghi thức trong lễ hội

Ông Hà Văm Lâm, Phó Ban đại diện làng nghề Bát Tràng cho biết, để có được lễ rước hoành tráng này, từ hàng tháng nay, khoảng 20 nghệ nhân và hàng trăm thợ giỏi cùng người dân làng nghề Bát Tràng đã phấn khởi bắt tay vào công tác chuẩn bị, mọi công việc được tiến hành tại đình làng Bát Tràng. Ai cũng háo hức, tự hào khi được đại diện cho nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề trong cả nước tham gia vào việc chuẩn bị cho Lễ hội.

Kỳ công nhất là công đoạn làm chiếc bếp bằng trấu và đất sét. Từ trước đó cả tháng, đại diện Hiệp hội làng nghề Việt Nam và nghệ nhân làng nghề Bát Tràng đã khởi hành lên tận Đền Hùng (Phú Thọ) để làm lễ xin đất Đền Hùng và nước Giếng Ngọc đưa về đình làng Bát Tràng để làm lễ. Sau đó đất và nước này đượcc giao cho anh em thợ giỏi bắt tay vào làm chiếc bếp cổ. Khó nữa là nhiều năm trở lại đây, bà con đã chuyển hết việc nấu nướng sang bếp than tổ ong, bếp ga nên hầu như chẳng ai còn giữ chiếc bếp cổ, vì vậy các nghệ nhân phải lục lại khắp nơi để tìm một mô hình chiếc bếp cổ và chế tác một chiếc bếp khổng lồ giống y như thế từ trấu và đất sét.

Lễ rước sẽ bắt đầu từ làng gốm Bát Tràng với 9 xe kiệu dẫn đầu là cụ trưởng làng Bát Tràng, đội tế nam - tế nữ - sênh tiền và bà con, nghệ nhân làng Bát Tràng, dọc theo đê sông Hồng, qua cầu Chương Dương và các mâm lễ vật sẽ được dâng cúng tại các điểm: tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ… và dừng tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam nơi diễn ra hội hoa, chợ Tết. 

Theo ANTD

Đọc thêm