- Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua qui định cấm hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH. Điều này có vai trò quan trọng như thế nào khi hiện nay, con số nợ đọng BHXH lên đến 7.000 tỷ đồng?
Luật BHXH sửa đổi bổ sung hai hành vi cấm “trốn đóng BHXH” và “chiếm dụng quỹ BHXH” với mục tiêu qui định là hành vi vi phạm về hình sự và sẽ được bổ sung trong Bộ luật hình sự. Với qui định như vậy, bắt buộc các chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH tốt hơn, mục tiêu là biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ nợ đọng, trốn đóng để chiếm dụng quỹ BHXH như hiện nay
- Theo ông, những thay đổi của Luật BHXH (sửa đổi) tác động như thế nào đến người lao động?
Luật BHXH (sửa đổi) chỉ được 71,34% ĐBQH thông qua là một tỷ lệ không cao, thể hiện sự quan tâm của ĐBQH đối với một trong những chính sách an sinh xã hội rất khó khăn, đòi hỏi vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng vừa phải tạo điều kiện cho DN phát triển.
Lần này, Luật bổ sung 3 nhóm đối tượng là người làm việc theo mùa vụ (1-3 tháng), cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, khuyến khích chính sách Nhà nước hỗi trợ để người nông dân, người làm việc ở khui vực không chính thức cũng được tham gia BHXH, nhưng giao cho Chính phủ qui định đối tượng, lộ trình, mức, thời gian hỗ trợ cho linh động.
Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động không bị giảm đi nhưng phải cân bằng được Quỹ BHXH, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thanh kiểm tra, giao chức năng thanh tra đóng BHXH để giảm được tỷ lệ trốn đóng, nợ đọng BHXH là những chính sách rất cơ bản.
Nếu những chính sách này được thực thi với tinh thần tuân thủ pháp luật thì đến năm 2020 có thể đạt mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc, không gây mất cân đối Quỹ, không phải lo vỡ Quỹ BHXH trong tương lai
- Trân trọng cảm ơn ông!