25 USD chỉ tương đương số tiền 600 nghìn đồng nhưng bù lại sẽ thu về số tiền lớn hơn rất nhiều khiến cho không ít người “tặc lưỡi” móc hầu bao.
Thiếu hiểu biết về thương mại điện tử (TMĐT) và lòng tham cùng những chiêu trò tinh vi, những lời lẽ hoa mỹ, không ít người đã bị các nhóm người đa cấp “núp bóng” sàn TMĐT lôi kéo., bị lừa đảo tài chính, "tiền mất tật mang", thậm chí dẫn đến “tan cửa, nát nhà"
Khi nhìn vào sơ đồ trả hoa hồng mang tính tầng tầng. lớp lớp, trùng điệp này, không khó để dễ dàng nhận ra đây là mô hình đa cấp lừa đảo tài chính, lấy tiền người sau trả cho người trước (Ponzi).
Thường 99% những dự án có mô hình như thế này khi đã sa chân vào, người tham gia chỉ còn cách “cắn răng” đi chiêu mộ hoặc tuyển những người mới vào trở thành “tuyến dưới” của mình. Sau đó, lấy lại ít vốn từ tiền của những người mình mời vàò...
Các "Leader” đã không ngần ngại mời chào, lôi kéo cộng đồng bằng những câu úp mở, bí mật gây tò mò như loạt status trên các phương tiện online: Facebook, Zalo, các group cộng đồng tài chính.
Với 600.000 đồng kiếm 350 triệu đồng, lời tuyên bố hùng hồn của một leader thuộc nhóm đa cấp khiến nhiều người đứng ngồi không yên để chờ cơ hội. |
Bàn tính kế hoạch cho một dự án TMĐT 4.0 |
Sài Gòn - Hà Nội - Đà Nẵng, đâu đâu cũng có chân rết. |
Lợi dụng sự phát triển nóng của TMĐT trong 10 năm trở lại đây, không ít hình thức đa cấp TMĐT đã làm bao nhiêu người trắng tay, mất tiền, mất bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Hình thức sơ khai nhất là “mua bán gian hàng ảo”, chỉ bằng việc tạo 1 website, các đối tượng lừa bán “gian hàng ảo” theo hình thức đa cấp cho nhiều nhà đầu tư mong muốn bán lại cho người vào sau với giá cao hơn, song song với việc tạo các giao dịch mua bán ảo để nhà đầu tư tin rằng mình đầu tư vào “gian hàng ảo” có giá trị.
Cuối cùng khi cảm thấy không thể lừa được thêm người mới, các nhóm lừa đảo chỉ đơn giản đóng website và cao chạy xa bay cùng số tiền hàng trăm tỷ đồng. Bỏ lại nhà đầu tư tiền mất tật mang vì ảo mộng “vốn bé kiếm triệu đô”.
Mặc dù lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ, các quy định pháp luật về kinh doanh đa cấp đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt quản lý, nhưng bằng nhiều chiêu trò biến tướng tinh vi và đánh vào lợi ích kinh tế, không ít người dân vẫn rơi vào "bẫy" kinh doanh đa cấp dẫn đến nợ nần.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực không gian mạng, các cơ quan chức năng cần sớm có quy định đón đầu cũng như áp dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động này. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp ở địa phương; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo để người dân sớm nhận diện và phòng tránh trước các hoạt động này.