Công ty CP Đầu tư và Ứng dụng công nghệ cao HCT vừa tổ chức buổi tọa đàm với sự tham dự của các nhà khoa học vật lý, hóa học, thực phẩm... để phúc đáp câu hỏi mà mấy ngày qua dư luận đang cực kỳ quan tâm rằng: Máy tạo khí ozone có tốt như nó từng được quảng cáo?
Vượt ngưỡng sẽ độc
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao khi có ý kiến nói rằng “máy sục khí ozone lừa người tiêu dùng” khiến nhiều gia đình dùng máy hoang mang, lo lắng. Xung quanh vấn đề này, tại buổi tọa đàm nói trên, GS. TS. Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói: “Máy ozone hay bất cứ thứ gì, ví dụ như thuốc chẳng hạn, nếu ta dùng không đúng nó sẽ như con dao hai lưỡi. Chính vì thế, tôi luôn nhấn mạnh phải sử dụng đúng để phát huy tác dụng của nó. Dùng quá ít cũng không tốt mà quá nhiều cũng không tốt. Tất nhiên giới hạn này cũng tùy từng trường hợp cụ thể”.
Theo nhà khoa học này, bom nguyên tử trong thế chiến thứ 2 có chứa clo và nó lại đang được dùng để làm sạch nước sinh hoạt của chúng ta dùng hàng ngày, nhưng ozone tốt hơn clo vì nó không để lại dư lượng chất độc như clo.
“Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có Mỹ và một số nước dùng ozone để làm sạch khuẩn trong nước do chi phí sản xuất ozone đắt. Như vậy, ozone, clo hay nhiều thành phần độc tố có trong thuốc,… nếu dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng rất tốt”, GS. Nghị nhấn mạnh.
Còn theo GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học TPHà Nội cho biết, ozone độc hay không độc chủ yếu là do liều lượng sử dụng. Nếu liều lượng trong ngưỡng cho phép thì máy khử độc ozone có tác dụng tốt, hỗ trợ để làm sạch thực phẩm (rau, quả, thịt…), giúp thực phẩm an toàn hơn và không gây độc, nhưng nếu liều lượng vượt ngưỡng thì có khả năng gây độc.
“Gia đình tôi đã dùng rất nhiều năm nay nhưng không hề bị làm sao và bản thân là một nhà khoa học, tôi phải kiểm tra trước khi mua chứ không thể mua bừa bãi được”, GS. TSKH Diệu nói.
Theo lời các nhà khoa học chia sẻ tại buổi tọa đàm, ozone là chất khử độc, khử khuẩn tiên tiến. Vì ozone có khả năng oxy hóa cao, có khả năng diệt khuẩn gấp khoảng 3.000 lần so với cloramin. Nó diệt khuẩn trong cả môi trường nước và không khí, vì vậy có thể thay thế tốt cho clo (môi trường nước) và tia cực tím UV (môi trường nước và khí). Ozone có thời gian sống ngắn, trong nước và ở nhiệt độ phòng ozone chỉ tồn tại 5-10 phút, sau đó trở thành oxy. Vì vậy ozone không đọng lại trong nước, trong thực phẩm sau khi đã xử lý.
Dùng như thế nào cho hiệu quả?
Theo GS. Nghị, hiện nay, ở Việt Nam, ozone đang được dùng để xử lý nước đóng bình; xử lý nước ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản; diệt khuẩn, khử mùi trong các trang trại chăn nuôi và xử lý các thiết bị y tế. Trên thế giới, trong quá trình làm thức ăn, thực phẩm cho phi công vũ trụ người ta dùng cả ozone trước khi đóng gói.
Tuy nhiên, tại một số quốc gia trên thế giới thì đã có quy chuẩn về ozone và máy ozone, nhưng tại Việt Nam chưa xây dựng quy chuẩn này. Do vậy, theo các nhà khoa học, cơ chế oxy hóa chỉ diễn ra trên bề mặt thực phẩm, để rất lâu mới tấn công vào tế bào bên trong của thực phẩm.
“Nếu sử dụng ozone khử khuẩn rau trong thời gian đúng khuyến cáo sẽ không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, kể cả thịt cũng vậy. Tuy nhiên, các nhà khoa học không khuyến cáo sử dụng máy khử khuẩn ozone với thịt tươi sống, còn nếu cho thịt vào khử khuẩn lâu bằng máy ozone không có hiệu quả mà có thể còn làm mất đi chất dinh dưỡng trong thịt. Thịt ôi thì nên dùng máy ozone khử trong vòng 5 phút để khử mùi. Còn với các loại rau quả, chúng ta nên rửa sạch bằng nước sạch rồi mới đưa vào khử khuẩn mới đảm bảo và đạt hiệu quả”, GS. Nghị phân tích.
Thực tế cho thấy, trong bữa ăn của người Việt Nam không thể thiếu được rau, nhưng làm thế nào để có được thực phẩm nói chung, rau nói riêng sạch và an toàn, trong bối cảnh hiện nay là điều không dễ. Xung quanh vấn đề này, TS. Từ Ngữ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, trước kia chúng ta dùng tia cực tím để làm sạch thực phẩm, đó là chất cực độc. Giờ chúng ta khuyến cáo rửa rau củ dưới vòi nước sạch, nhưng biện pháp này chủ yếu làm sạch được trứng giun bám trên thực phẩm. Vì thế, ông nói săn sàng ủng hộ các ứng dụng công nghệ vào làm sạch thực phẩm, rau củ, song dùng công nghệ gì thì cũng phải dùng đúng và đảm bảo an toàn.
“Hội thảo này đề cập về 1 vấn đề rất nhỏ trong vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng nó chỉ ra cho ta những vấn đề lớn hơn mà chúng ta phải làm sao để có thực phẩm lành cho tất cả mọi người. Trước kia chúng ta dùng tia cực tím để làm sạch thực phẩm, đó là chất cực độc. Giờ chúng ta khuyến cáo rửa rau củ dưới vòi nước sạch nhưng biện pháp này chủ yếu làm sạch được trứng giun bám trên thực phẩm. Vì thế, nếu có một ứng dụng công nghệ vào làm sạch thực phẩm, rau củ, quan điểm của Hội Dinh dưỡng Việt Nam là ủng hộ. Song dùng công nghệ gì thì cũng phải dùng đúng và đảm bảo an toàn”, TS Ngữ phân tích.
Theo quy định của Mỹ, ngưỡng an toàn 0,1 ppm không khí với thời gian là 8h. Tuy nhiên, máy ozone gia dụng công suất nhỏ vài trăm miligam ozone/giờ. Lượng ozone này chủ yếu được sục vào nước để rửa rau quả trong thời gian tương đối ngắn 10 – 20 phút. Một phần lớn ozone hoà tan vào nước và tự phân huỷ khoảng 30 phút lượng ozone thoát ra trong không khí chỉ 20 – 30%, nếu nhà bếp rộng 10 mét vuông thì trong thời gian máy ozone hoạt động lượng ozone trong không khí không thể đạt được ngưỡng 0,1 ppm.