Thống kê của Phòng NN&PTNT huyện U Minh, diện tích lúa bị ngập khoảng 1.310ha; diện tích lúa bị thiệt hại 77,1ha mức độ 30 - 70%.
Toàn huyện vụ lúa này xuống giống hơn 3.300ha; đến nay đã thu hoạch khoảng 300ha. Mưa lớn kéo dài không chỉ làm ngập mà còn làm sập lúa. Nếu thời tiết không chuyển biến tích cực, nguy cơ ảnh hưởng năng suất lúa nhiều hơn.
UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp UBND các xã kiểm tra, khảo sát hiện trạng bị thiệt hại; vận động người dân bơm nước chống ngập úng.
Mưa lớn kéo dài cũng làm hơn 500 ha lúa ở huyện Trần Văn Thời ngập úng, thiệt hại. Ông Đỗ Văn Sử, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Những khu vực vùng trũng, lúa ngập nhiều, cộng với giông lốc làm cho lúa ngã đổ gây khó khăn thu hoạch. Xã Khánh Bình Tây Bắc thiệt hại nhiều nhất với hơn 400ha. Nhận định ban đầu, tỉ lệ thiệt hại 30 - 50%”. Để hạn chế thiệt hại, bảo đảm an toàn cho hơn 13.000ha lúa đang tới kỳ thu hoạch, địa phương đã vận hành các hệ thống bơm rút bớt nước.
Mưa lớn kéo dài làm cho nhiều diện tích lúa của người dân ở huyện Trần Văn Thời ngập trong nước, do đó thương lái không mua hoặc mua giá rất rẻ. |
“Vụ này vừa vui mừng do giá lúa tăng cao, thìúa gặp mưa lớn làm ảnh hưởng năng suất. Thương lái cũng giảm gần 2.000 đồng so với giá ban l đầu đặt cọc”, một nông dân cho hay.
Trần Văn Thời là vùng sản xuất chuyên canh lúa lớn nhất Cà Mau với hơn 25.000ha lúa hè thu. Đến thời điểm này, máy cắt phục vụ thu hoạch lúa trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu với hơn 190 chiếc. Tuy nhiên, do mưa ngập sâu một số vùng, máy cắt không vào thu hoạch được, người dân đành thuê cắt tay, chi phí “đội” lên.