Mua ngân hàng 0 đồng là “đánh chuột không vỡ bình“?

(PLO) - Phó Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt Postbank Nguyễn Đức Hưởng "tâm đắc" nhận định như vậy tại Hội thảo “Ba năm nhìn lại tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng” diễn ra chiều nay, 10/5 tại Hà Nội. Ông Hưởng và các chuyên gia dự hội thảo đều cho rằng :"Ngân hàng giá 0 đồng là một sáng kiến cần được thưởng".
Các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn
Các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn
Nợ xấu đã minh bạch hơn
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, sau gần 4 năm triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi, đến thời điểm cuối tháng 8/2015, ngành Ngân hàng về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu đề ra với 91,5% tổng số nợ xấu xác định tại tháng 9/2012 đã được xử lý.  
Từ năm 2011 đến nay, số lượng TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã giảm 17 tổ chức thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép.
Kết quả cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của các TCTD có tác dụng không chỉ làm lành mạnh TCTD mà còn tạo động lực cho tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường và đầu tư, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kết quả cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của các TCTD có tác dụng không chỉ làm lành mạnh TCTD mà còn tạo động lực cho tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường và đầu tư, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn và được phản ánh đầy đủ hơn.
Các chuyên gia nhận định, với những diễn tiến khả quan của quá trình thực hiện Đề án nói trên, mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3% đến cuối tháng 9/2015 sẽ trở thành hiện thực.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các ngân hàng và chuyên gia kinh tế
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các ngân hàng và chuyên gia kinh tế
"VAMC góp phần giảm nhanh nợ xấu, ngân hàng 0 đồng là sáng kiến tuyệt vời"?
"Công ty VAMC ra đời bước đầu khẳng định đây là công cụ chính sách quan trọng để góp phần giảm nhanh nợ xấu. Mô hình hoạt động của VAMC đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và hỗ trợ khó khăn cho khách hàng", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nhận định.
Từ năm 2012 đến hết tháng 8/2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012), trong đó xử lý nợ xấu qua VAMC chiếm 41,3%.
Tính từ đầu năm tới hết 30/9/2015, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã thực hiện mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đạt 91.314 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 82.155 tỷ đồng.
Tiến độ mua nợ của VAMC đang khá suôn sẻ nên đến thời điểm này công ty đã mua vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm (80.000 tỷ đồng) nợ xấu trên sổ sách trong năm.
Bên cạnh đó, VAMC đã thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo đạt tổng giá trị 9.827 tỷ đồng, hơn gấp đôi số nợ thu hồi được trong năm 2014. Tổng cộng, tính đến nay, số nợ đã thu hồi được từ năm 2013 đến nay là 14.847 tỷ đồng.

"Tính đến nay, VAMC gom về tổng cộng khoảng 224.869 tỷ đồng nợ xấu trên sổ sách từ hệ thống tổ chức tín dụng. VAMC đặt ra kế hoạch trong năm nay sẽ thu hồi được 10.000 tỷ đồng nợ xấu, như vậy đến hết tháng Mười, VAMC sẽ đạt kế hoạch đặt ra," ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT VAMC cho biết.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt Postbank cũng cho rằng: đã đến lúc nợ xấu ko còn xấu lắm vì VAMC mua toàn chỗ có tài sản đảm bảo rất ngon lành, giá lên bất cứ lúc nào.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt Postbank "tâm đắc" nhận định:"Ngân hàng giá 0 đồng là một sáng kiến, đánh chuột nhưng ko vỡ bình, đánh vào HĐQT và cổ đông các ngân hàng, nhưng tiền của dân không mất – bình không vỡ".
Cách làm này theo ông Hưởng đã bảo vệ quyền lợi nhân dân, tránh hiện tượng đổ vỡ domino toàn hệ thống vì "chỉ cần đổ 1 ngân hàng dân sẽ rút tiền toàn bộ, ngân hàng mạnh nhất cũng không trụ nổi. Đây là công trình khoa học, phải tưởng thưởng cho việc làm này".
Đồng tình với quan điểm này, TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét: “Ngân hàng Trung ương mua lại một số ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là sáng kiến tuyệt vời”.
Cần có thêm các giải pháp xử lý nợ xấu
Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Đề án “Cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015. Để tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu một cách bền vững và hiệu quả trong giai đoạn tới, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, ngành Ngân hàng cần phải tổng kết, đánh giá kết quả triển khai tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD trong thời gian qua để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phù hợp.
Trong đó bao gồm: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về an toàn hoạt động và xử lý ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu với thẩm quyền can thiệp của Nhà nước khi cần thiết và nghĩa vụ của chủ nợ, chủ sở hữu ngân hàng; biện pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại; tăng cường nguyên tắc thị trường trong xử lý TCTD yếu kém và nợ xấu; nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành của các TCTD; cải thiện điều kiện tài chính và tăng vốn của các TCTD.
Để nợ xấu không “phình to” và đạt mức 3% như mục tiêu đề ra, theo TS. Lê Xuân Nghĩa thì không chỉ hệ thống ngân hàng mà cơ quan hoạch định chính sách cần tạo những điều kiện thuận lợi hơn về mặt pháp lý và nguồn lực để Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), các ngân hàng thương mại giải quyết nhanh chóng nợ xấu theo những chuẩn mực về thanh toán nợ cao hơn hoặc ít nhất bằng chuẩn mực áp dụng trong khu vực Đông Nam Á.
Các chuyên gia cũng lưu ý : muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thành công đòi hỏi phải có những cải cách pháp lý sâu rộng gắn liền với các cấu phần khác của toàn bộ chương trình tái cấu trúc nền kinh tế như tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công, tái cơ cấu nông nghiệp, cải cách hành chính. NHNN cần sớm phân loại các nhóm ngân hàng khác nhau để đưa các chuẩn mực phù hợp với từng nhóm.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa- Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước- cho biết: Mục đích NHNN mua lại NH mất hết vốn là vì sự an toàn đối với tiền gửi của dân, tài sản của nhà nước. NHNN mua không vì mục tiêu lợi nhuận."Chúng tôi tin tưởng rằng, khi nhà nước đã sở hữu thì nguồn vốn sẽ gia tăng trở lại. NHNN chỉ lấy người của NH tham gia công tác quán trị điều hành, mọi vấn đề về tài chính rành mạch trên cơ sở của luật dân sự", ông Nghĩa khẳng định.

Đọc thêm