Mỹ: Hôn nhân đồng giới lên phim từ nửa thế kỷ trước

Dù Tòa án Tối cao chỉ vừa mới thông qua luật hôn nhân đồng giới hôm 26/6, sự hiểu biết và sau là đón nhận điều này đã manh nha trong cộng đồng dân chúng Mỹ từ cách đây hàng chục năm, nhờ văn hóa đại chúng.
Những phim như 'Modern Family', mà khắc họa những mối tình đồng tính như cảnh hai nhân vật kết hôn, đã giúp định hình dư luận về hôn nhân đồng giới và những vấn đề về quyền đồng tính khác.
Những phim như 'Modern Family', mà khắc họa những mối tình đồng tính như cảnh hai nhân vật kết hôn, đã giúp định hình dư luận về hôn nhân đồng giới và những vấn đề về quyền đồng tính khác.
Nhiều thập kỷ trước, các nhân vật đồng tính gần như không bao giờ xuất hiện trên phim ảnh và truyền hình, hoặc nếu có thì cũng với tư cách đối tượng bị chế nhạo hoặc khinh miệt. May mắn là sau đó, mọi việc bắt đầu thay đổi kể từ năm 1969, khi cuộc bạo loạn Stonewall, bắt nguồn từ một đợt càn quét của cảnh sát nhằm vào quán rượu Stonewall ở Làng Greenwich, New York, nổ ra và được cọi là cột mốc đầu tiên trong lịch sử Mỹ, cộng đồng đồng tính phản kháng lại một hệ thống của chính phủ nhằm trừng trị nhóm người tình dục thiểu số. Nó đã trở thành sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh vì quyền lợi của người đồng tính ở quốc gia này. 
Một năm sau, The Boys in the Band của đạo diễn William Friedkin đã trở thành bộ phim đầu tiên lấy nhân vật đồng tính làm trung tâm. Từ khởi đầu đó, văn hóa đại chúng ngày càng giúp cộng đồng hiểu thêm về người đồng tính, và nâng cao vị thế của họ trong xã hội, thông qua các vai diễn đáng chú ý, như của Lance Loud trong bộ phim tài liệu Một gia đình Mỹ (1973), hay vai diễn từng giúp Tom Hanks đoạt giải Oscar trong Philadelphia (1993), hoặc như vai trò của Pedro Zamora, nhà hoạt động HIV/AIDS trong chương trình truyền hình thực tế The Real World (1994).
Bình luận về luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vừa được thông qua trên toàn quốc, Michael Lombardo, chủ tịch của HBO cũng cho rằng, từ trước đó nhiều năm, phim ảnh và truyền hình đã giúp thúc đẩy sự chấp nhận của người Mỹ về cộng đồng này. "Phim ảnh và truyền hình đóng một vai trò to lớn trong việc đưa chúng ta tới thời khắc này" - Lombardo, bản thân cũng là người đồng tính, nói thêm - "Truyền hình có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua việc đưa cuộc sống của những người đồng tính tới với cộng đồng và giúp nâng cao nhận thức của họ".
Ellen DeGeneres và Tony Carreiro trên trường quay phim Ellen vào năm 1994. DeGeneres xuất hiện trong vai trò người đồng tính trước 42 triệu người xem năm 1997.
Ellen DeGeneres và Tony Carreiro trên trường quay phim Ellen vào năm 1994. DeGeneres xuất hiện trong vai trò người đồng tính trước 42 triệu người xem năm 1997. 
Có lẽ thời điểm mang tính bước ngoặt nhất là vào năm 1997, khi bộ phim sitcom Ellen của đài ABC, với sự tham gia của ngôi sao Ellen DeGeneres, đến được với 42 triệu người xem tại Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều ví dụ khác về những bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng đã góp phần dần thay đổi cách nhìn của dư luận, như trường hợp của Will & Grace, phim sitcom của đài NBC năm 2012 mà từng được Phó Tổng thống Joe Biden đánh giá là đã "góp phần giáo dục công chúng" về vấn đề đồng tính nhiều hơn gần bất cứ cách tiếp cận nào khác.
Một cuộc khảo sát năm 2012 đã cho thấy tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng tính đang ngày càng gia tăng, nhờ các bộ phim như Modern Family hay Glee. 42% những người được hỏi và 55% người ở độ tuổi dưới 35, cho biết những khắc họa về hôn nhân đồng tính trên truyền hình đã khiến họ có nhận thức rõ hơn về vấn đề này.
Vì vậy, nhiều người ở Hollywood thậm chí còn cho rằng quyết định của Tòa án Tối cao chỉ là sự xác nhận muộn màng của một vấn đề đã được giải quyết trong xã hội Mỹ. "Tôi ngạc nhiên vì thấy quyết định này không mang ý nghĩa gì ngoài việc xác nhận một điều đã được xã hội chấp nhận" - Bob Greenblatt, Chủ tịch NBC Entertainment cho biết trong một tuyên bố - "Tôi vinh dự được làm việc trong một ngành công nghiệp đã luôn cố gắng miêu tả những hình ảnh tích cực về cộng đồng LGBT và kể những câu chuyện về họ, điều mà tôi tin là đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại về vấn đề này".
Quả thật, cuộc đối thoại này đã đi được một chặng đường dài nếu chúng ta nhìn lại những thời điểm đen tối, khi xã hội còn nặng nề định kiến với những người đồng tính. Đó là lúc biểu tượng điện ảnh Rock Hudson xuất hiện trước công chúng vào tháng 7/1985 với vẻ ngoài gầy gò và ốm yếu do bị AIDs, rồi qua đời tháng 10 năm đó, kéo theo những tiết lộ về cuộc sống đồng tính của ông; hay thời điểm trước những năm 1970, khi người ta không bao trực tiếp đề cập tới đồng tính luyến ái trong văn hóa đại chúng, ngay cả trong kịch của Tennessee Williams, vốn được coi là có cái nhìn tiến bộ trong giai đoạn này.
Ellen DeGeneres và Tony Carreiro trên trường quay phim Ellen vào năm 1994. DeGeneres xuất hiện trong vai trò người đồng tính trước 42 triệu người xem năm 1997.