Theo The Diplomat, Mỹ đang duy trì một loạt các cuộc tập trận thường xuyên với các nước châu Á, trong đó có cuộc tập trận Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) hiện có sự tham gia của 9 nước ở khu vực Nam và Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Washington cũng thực hiện hoạt động giao lưu hải quân với Việt Nam, đồng thời tiến hành cuộc tập trận Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á có quy mô nhỏ hơn, với sự tham gia của 6 nước trong khu vực.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay, giới chức Mỹ cũng đang tìm cách mở rộng quy mô của các cuộc tập trận nói trên. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Diplomat, Chuẩn Đô đốc Charlie Williams – Chỉ huy Nhóm đặc nhiệm 73 thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, đơn vị chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tham gia các cuộc tập trận nói trên – cho biết Washington đang muốn “đa phương hóa” các cuộc tập trận này bằng cách mời thêm các đối tác khác tham gia.
“Vì vậy, dự kiến trong năm 2016, 2 trong số các cuộc tập trận của chúng tôi sẽ có sự tham gia của 2 nước khác” – ông cho hay.
Ông Williams không nói rõ 2 đối tác của Mỹ sẽ tham gia các cuộc tập trận trong năm tới nhưng theo The Diplomat, đó là các nước ở khu vực châu Á, có thể là Nhật Bản và Australia. Về chủ đề của các cuộc tập trận sẽ diễn ra, theo ông Williams, Mỹ dự kiến sẽ tổ chức một sự kiện với các đối tác để vạch ra các chủ đề chung mà các nước muốn thực hiện.
Các chủ đề này có thể bao gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai, an ninh hàng hải, tuần tra bờ biển. Các chủ đề này phụ thuộc vào nước sẽ tham gia thêm cũng như quy mô của các cuộc tập trận này.
Chuẩn Đô đốc của Mỹ cũng cho biết việc mong muốn mở rộng phạm vi của các cuộc tập trận của Mỹ đã nhận được những tín hiệu rất tích cực từ các nước đối tác tiềm năng. “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một chuỗi các sự kiện rất thành công và tôi nghĩ những đối tác của chúng tôi cũng đang rất hào hứng với việc tham gia các sự kiện này” – ông Williams bày tỏ.
Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản ngày 19/10 đã kết thúc cuộc tập trận hải quân kéo dài 6 ngày nhằm “tăng cường hợp tác hải quân giữa các lực lượng hải quân quan trọng nhất của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tham gia cuộc tập trận Malabar được hải quân Mỹ và Ấn Độ thực hiện ở ngoài khơi quần đảo Andamans ở vịnh Bengal.
Nhật Bản hồi tháng trước cho biết sẽ điều khoảng 200 lính hải quân và 1 tàu khu trục Fuyuzuki tham gia cuộc tập trận trong khi Ấn Độ cử một số tàu khu trục, 1 tàu khu trục tên lửa dẫn đường, 1 tàu ngầm và 1 máy bay tham gia tập trận. Trong số các thiết bị được Mỹ cử tới tham gia tập trận lần này có tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, 1 tàu tuần dương tên lửa và 1 tàu ngầm năng lượng hạt nhân.
Việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Mỹ - Ấn Độ và Nhật Bản được xem là nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tham gia cuộc tập trận Malabar được hải quân Mỹ và Ấn Độ thực hiện ở ngoài khơi quần đảo Andamans ở vịnh Bengal.
Nhật Bản hồi tháng trước cho biết sẽ điều khoảng 200 lính hải quân và 1 tàu khu trục Fuyuzuki tham gia cuộc tập trận trong khi Ấn Độ cử một số tàu khu trục, 1 tàu khu trục tên lửa dẫn đường, 1 tàu ngầm và 1 máy bay tham gia tập trận. Trong số các thiết bị được Mỹ cử tới tham gia tập trận lần này có tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, 1 tàu tuần dương tên lửa và 1 tàu ngầm năng lượng hạt nhân.
Việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Mỹ - Ấn Độ và Nhật Bản được xem là nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.