Hiện toàn tỉnh có 10.700 người ở 3 huyện ven biển (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng) nằm trong diện di dời đến nơi an toàn. Trong đó, riêng các chòi ngao có 800 chòi, mỗi chòi có khoảng 2 lao động. Ngoài ra, có 47.000 hộ tương đương 208.000 dân nằm trong những nhà xung yếu, không an toàn thuộc diện di dời. Ban chỉ huy PCLB tỉnh cũng đã xuất 100.000 bao tải để chuyển tới 3 huyện ven biển để phòng sự cố trong bão.
Người dân đang tập trung phòng chống bão. |
Trước đó, bộ đội biên phòng tỉnh đã phát lệnh cấm biển từ 3h ngày 9/11; đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm ngư và các huyện ven biển liên tục thông báo tình hình diễn biến của bão số 14 và gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú. Đến 17h30 ngày 9/11, toàn bộ 2.080 tàu thuyền của tỉnh đã về nơi neo đậu an toàn. Trong đó khu vực biên giới biển có 1.788 tàu với 9.082 lao động. Ngoài ra có 14 tàu với 84 ngư dân neo đậu tại tỉnh ngoài.
Mọi công tác di chuyển toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn trước 17h ngày 10/11. Hiện tại vẫn còn hơn 1.600 hộ dân với 6.334 nhân khẩu sống ở ngoài đê chính thuộc khu vực hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy vẫn chưa di dời vào khu vực trong đê. Vì vậy, hai huyện này tiếp tục tuyên truyền, vận động di dời người dân đến khuc vực an toàn.
Tỉnh Thái Bình cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động lao động ở trên các chòi canh ngao ven biển (hơn 1.500 chòi canh, trên 2.000 lao động) và ngoài biển (1706 chòi canh, hơn 1.800 lao động) di dời vào trong đê chính để bảo đảm an toàn. Không để bất cứ người dân nào ở ngoài đê chính khi bão đổ bộ vào.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ sản xuất của nông dân, nhất là bảo vệ cây vụ đông. Công ty khai thác Thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình đã chủ động bơm tiêu nước và tranh thủ mở cống (đặc biệt là cống Trà Linh và cống Lân) để hạ mực nước trên các trục tiêu của toàn hệ thống.