Ngày 27/6/2005, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 là văn bản pháp lý toàn diện quy định về phòng, chống rửa tiền theo định hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Từ đó đến nay, trải qua hơn 08 năm thi hành, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, một số bất cập, hạn chế trong các quy định của luật đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền. Như quy định về đối tượng báo cáo tại Luật Phòng, chống rửa tiền chưa theo kịp sự phát triển trong các hoạt động của các tổ chức tài chính và phi tài chính trên thực tế; không có quy định về việc đánh giá rủi ro rửa tiền cấp độ quốc gia, ngành và tại từng tổ chức và việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro của đối tượng báo cáo cũng như hoạt động thanh tra, giám sát phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro giữa các bộ, ngành…
Do đó, việc ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các quy định của pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm sự phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua đó nâng cao công tác phòng, chống rửa tiền trong thời gian tới. Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi 34/50 điều, bổ sung rất nhiều chính sách lớn góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung.
Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến mở rộng phạm vi loại hình đối tượng báo cáo trong công tác phòng, chống tham nhũng; bổ sung các quy định về định kỳ đánh giá rủi ro về rửa tiền quốc gia, ngành; bổ sung trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong phòng, chống rửa tiền…
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng thời nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Do phạm vi sửa đổi, bổ sung lớn, nhiều nội dung trọng yếu, phức tạp, bao quát hầu hết các điều luật của Luật Phòng, chống rửa tiền, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo lập đề nghị cân nhắc đối với đề xuất xây dựng dự án Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Về nội dung chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật và một số nội dung cụ thể khác, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến thành viên, hội đồng thẩm định để rà soát, chỉnh lý và hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, đồng thời tạo sự đồng thuận của các Bộ, ngành có liên quan trước khi trình Chính phủ.