Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Cục phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp, bà Trần Thị Kim Oanh Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng đồng chủ trì cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, phòng tư pháp trên địa bàn tham dự
Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật; bà Trần Thị Kim Oanh Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng đồng chủ trì tọa đàm |
Nội dung của Toạ đàm xoay quanh các vấn đề về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTG; số 977/QĐ-TTG trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
Theo báo cáo tại Toạ đàm, trong thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn đã được lãnh đạo UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện. Qua đó công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng đã đạt nhiều kết quả quan trọng; các văn bản quy phạm pháp luật đã được phổ biến bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và Nhân dân.
Ông Châu Thanh Việt, Phó giám đốc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng báo cáo tại tọa đàm |
Bên cạnh đó, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng tại thành phố thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Các cơ quan, địa phương thường chú trọng thực hiện truyền thông các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do trung ương ban hành, chưa quan tâm đến việc thực hiện truyền thông chính sách đặc thù trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân thành phố và UBND thành phố ban hành.
Ông Hồng Quang Năm, Phó Giám đốc Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng phát biểu tại tọa đàm |
Việc truyền thông dự thảo chính sách thông qua các mạng xã hội chưa được thực hiện thường xuyên, rộng khắp. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL với các cơ quan thông tin, báo chí chưa được thực hiện thường xuyên, chủ động, có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời.
Tham gia tại Toạ đàm, Phó Giám đốc Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng Hồng Quang Năm cho biết, trong thời gian qua công tác phổ biển khá toàn diện, hầu như toàn bộ các cổng thông tin trên địa bàn thành phố đều xuất hiện rất nhiều về hình thức này hay hình thức kia trong việc xây dựng và phát triển thành phố. Nội dung tuyên truyền chủ yếu "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", qua đó tổ chức các chiến dịch đi trước nhằm tạo sự đồng thuận cho nhân dân trong những chính sách của thành phố. Dẫu vậy, việc truyền thông của chúng ta vẫn chưa kịp thời. Đặc biệt là sự phối hợp vào cuộc chủ động của các cơ quan, nguồn lực còn hạn chế, nội dung cũng chưa phong phú kịp thời...
Phát biểu kết luận, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Cục phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp đánh giá cao Đà Nẵng trong việc đáp ứng chỉ tiêu yêu cầu thực hiện, với nhiều hình thức tuyên truyền công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố.
Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp đánh giá cao Đà Nẵng trong việc đáp ứng chỉ tiêu yêu cầu thực hiện, với nhiều hình thức tuyên truyền công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố |
"Nhưng bên cạnh, qua báo cáo chúng ta cũng còn thấy nhiều hạn chế như kinh phí hay sự phối hợp vào cuộc của các cơ quan báo chí kể cả các trang thông tin chuyên mục cũng chưa được kịp thời. Trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường và làm tốt hơn công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn. Đồng thời phát huy các chính sách nhằm hỗ trợ người dân để tiếp cận pháp luật một cách rõ ràng cụ thể", ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Cục phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp nhấn mạnh
Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên yêu cầu, trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng xác định một số nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023-2030 như sau: Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.
Cụ thể là rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành và phát triển thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân thủ pháp luật của người dân với các hoạt động; Nâng cao năng lực, trách nhiệm của sở, ban, ngành và UBND quận, huyện.
Ngoài ra, Đà Nẵng cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân và các cơ quan, tổ chức...