Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang có diễn biến phức tạp, đơn cử như xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả quá trình học tập của học sinh. Và cũng có thể lấy kết quả quá trình học tập của học sinh làm căn cứ xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng…
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP Hà Nội nhấn mạnh: Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án đối với thi THPT quốc gia phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay. Vì vậy, Bộ cũng nên đưa ra nhiều phương án, tổ chức thi như bình thường hoặc trả kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương tổ chức.
Theo thầy Đỗ Hoàng Sơn - chuyên gia giáo dục Stem thì việc tổ chức xét tuyển ĐH là việc của các trường ĐH, đừng để cho xã hội hiểu nhầm là không thi mà chỉ là xét cơ học.
Các trường ĐH đủ thông minh để xét tuyển dùng học bạ và kiểm tra thêm trên cơ sở dùng công nghệ. Hiện nay nhiều trường phổ thông dạy online nên trường ĐH sẽ không gặp vấn đề về công nghệ khi tuyển sinh.
Thi mà dễ, ai cũng đỗ tốt nghiệp thì xét học bạ cho đỗ cho đỡ tốn sức dân. Thi mà dễ thì điểm tốt nghiệp không đủ để phân loại công bằng cho các trường ĐH, làm nhiễu quá trình tuyển sinh của các trường ĐH.
Trước đó, ngày 3/4, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2020 nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng bên cạnh phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển thẳng.
ĐH Bách khoa Hà Nội có 4 phương thức tuyển sinh với khoảng 6.800 chỉ tiêu cho 58 mã xét tuyển thuộc các ngành và chương trình đào tạo.
Điểm mới trong công tác xét tuyển năm 2020 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là dựa trên kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức, tiến hành song song, độc lập với các phương thức còn lại.
Kỳ thi riêng do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ mở thêm cơ hội cho thí sinh có nguyện vọng và năng lực phù hợp theo học trình độ ĐH chính quy, nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Song ở góc độ khác, cũng nhiều ý kiến cho rằng, nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia sẽ dẫn tới tâm lý “tháo khoán” trong giảng dạy và học tập và phải đi tìm phương án tuyển sinh mới.
Sẽ rất khó tìm được phương án đồng thuận và công bằng. Bởi việc bỏ bớt môn thi càng không nên vì sẽ thay đổi cấu trúc của kỳ thi.
Đặc biệt, sẽ không công bằng với những học sinh đã học hành nghiêm túc ngay từ đầu. Ngoài ra, việc bỏ kỳ thi hoặc bỏ môn thi còn bỏ đi đúng là môn sở trường của học sinh này, sẽ gây khó khăn cho các em. Môn giữ lại là môn sở trường của những học sinh khác, các em đó có lợi thế bất ngờ.
Do đó, để đảm bảo tính công bằng của kỳ thi, chủ động trong việc tổ chức kỳ thi và tạo tâm lý yên tâm cho học sinh và phụ huynh, kỳ thi tuyển sinh hay đầu cấp cũng chỉ nên thi vào phần kiến thức học sinh đã được học trên lớp cho tới khi nghỉ học vì dịch...