"Nếu xem thường bóng đá Việt Nam, các ngoại binh sẽ thất bại"

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Night Wolf V.League 1 sẽ bắt đầu khởi tranh vào cuối tháng 2. Tìm kiếm những gương mặt mới cho câu lạc bộ là việc phải làm để đạt được mục tiêu đề ra. Ông Nguyễn Minh Châu, một nhà mối giới cầu thủ lâu năm đã có chia sẻ với phóng viên.
Ông Châu luôn có mặt tại sân cỏ trong nước để tìm hiểu các ngoại binh
Ông Châu luôn có mặt tại sân cỏ trong nước để tìm hiểu các ngoại binh

Hợp đồng giữa cầu thủ và CLB còn lỏng lẻo

Theo anh mùa giải năm nay, thị trường chuyển nhượng có biến động gì không về chất lượng cầu thủ, giá chuyển nhượng?

Ông Nguyễn Minh Châu: Có thể nói thế này, đại dịch COVID-19 toàn cầu đã khiến bóng đá thiệt hại nặng nề, các cầu thủ mất cơ hội được chơi bóng, mất thu nhập và mất cơ hội được tiếp cận với những bản hợp đồng béo bỡ.

Cũng vì dịch bệnh COVID-19 mà các nhà môi giới gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyển chọn cầu thủ đưa vào Việt Nam, hầu hết chỉ xem qua băng hình và tìm kiếm dữ liệu về cầu thủ trên các trang web phân tích dữ liệu cầu thủ, youtube,…Vì vậy chất lượng các cầu thủ mới vẫn đang là một dấu hỏi lớn, có thể sau 2 vòng đấu đầu tiên, chúng ta sẽ đánh giá toàn cảnh chất lượng ngoại binh của V.League năm nay.

Giá cả của ngoại binh năm nay tương đối cao, do các nhà môi giới phải đầu tư kinh phí và chi phí các dịch vụ khá cao để đưa sang Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi luôn đưa ra các chế độ” bảo hành phòng độ cầu thủ” để các câu lạc bộ (CLB) an tâm hợp tác. Đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích chính đáng của các clb và cũng là sự khẳng định cách làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc của công ty tôi.

Liệu bóng đá Việt Nam sẽ là nơi hấp dẫn cho các ngoại binh chất lượng, từng chơi bóng ở các giải châu Âu tham dự V.league?

Với chế độ đãi ngộ của V.League hiện nay, chỉ phù hợp với các cầu thủ đẳng cấp Châu Âu đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp, khi khả năng của họ không còn đủ sức đáp ứng khối lượng vận động và yêu cầu chuyên môn cao như ở Châu Âu, họ sẽ có xu hướng dạt về Đông Nam Á để níu kéo sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp thêm một thời gian nữa.

Tất cả họ thường đanh giá thấp chất lượng chuyên môn của V.League, họ có phần chủ quan, tự tin thái quá về năng lực chuyên môn của chính mình. Vì vậy họ không có sự chuẩn bị tốt về thể lực, sức mạnh và nghiên cứu sâu về lối chơi bóng của khu vực Đông Nam Á. Khi họ đến Việt Nam, cộng với khí hậu đặc thù khắt nghiệt, họ bị ngợp và thất bại chóng vánh.

Là người làm nghề môi giới câu thủ lâu năm, theo anh cần hành lang pháp lý gì để tránh sự thiệt thòi cho cầu thủ và sự an toàn, minh bạch trong chuyển nhượng, vì ở V.League nhiều CLB đã bị cầu thủ kiện lên FIFA?

Là người có cơ hội được gắn bó, đồng hành cùng với V.League trong gần 20 năm qua, tôi nhận thấy vấn đề pháp lý và văn bản hợp đồng giữa cầu thủ và các CLB vẫn còn quá nhiều thiếu sót và lõng lẽo.

Hợp đồng lao động của cầu thủ chuyên nghiệp phải được kết hợp, chiết xuất hoàn hảo giữa quy định của Luật Lao động Việt Nam và Quy chế của FIFA dành cho cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Chúng ta không thể áp dụng tất cả quy định của Luật Lao động Việt Nam vào bản hợp đồng của cầu thủ chuyên nghiệp và cũng không thể rặp khuôn, cứng nhắc để áp dụng một cách miễn cưỡng các quy định, quy chế của FIFA cho các bạn hợp đồng cầu thủ đang thi đấu tại lãnh thổ Việt Nam.

V.League đã chứng kiến rất nhiều sự kiện tụng của cầu thủ với CLB chủ quản lên FIFA và hầu hết các vụ kiện thì phần thắng nghiêng về cầu thủ. Bởi 1 lý do đơn giản: FIFA áp dụng triệt để quy chế của họ mà ra phán quyết, điều đó khiến các CLB Việt Nam bất lợi hoàn toàn.

Các CLB Việt Nam cần soạn thảo một bản hợp đồng hoản chỉnh nhất về nội dung lẫn sự an toàn pháp lý ở cả Tiếng Việt và Tiếng Anh. Ngôn từ tiếng Việt sẽ áp dung có các tranh chấp tại VN theo Luật dân sự, Luật lao động. Ngôn từ tiếng nước ngoài sẽ là cơ sở để FIFA đọc, hiểu và quyết định mọi vấn đề tranh chấp.

Vai trò của ngoại binh rất quan trọng với CLB

Hiện anh quản lý bao nhiêu cầu thủ và nghề này mang đến cho anh trải nghiệm để anh đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Muốn V.League phát triển hơn chúng ta cần làm gì?

Ở góc độ bí mật kinh doanh, tôi không thể cung cấp con số chính xác những thân chủ mà công ty tôi đang quản lý, đại diện độc quyền hiện nay. Nhưng tôi có thể khẳng đinh một điều: Hiện nay công ty chúng tôi đang là chỗ dựa cho rất nhiều cầu thủ nước ngoài đến Việt Nam mưu sinh, có những cầu thủ không ký hợp đồng đại diện với chúng tôi, nhưng họ vẫn được chúng tôi lo lắng, quan tâm, tư vấn pháp lý để cho thể nhanh chóng tìm kiếm một công việc tốt tại Việt Nam.

Hiện nay các CLB Việt Nam chưa chủ động trong các nguồn cung cấp cầu thủ nước ngoài, do vấn đề tài chính và cơ chế hoạt động. Vì vậy chúng tôi luôn là người chủ động lo các chi phí để đưa cầu thủ vào Việt nam giới thiệu cho các CLB chuyên nghiệp, đổi lại các CLB sẽ hỗ trợ cho chúng tôi về mặt chuyên môn, hậu cần, môi trường rèn luyện,..để giúp các cầu thủ mà cty chúng tôi quan lý có đủ thể lực, thể trạng sẳn sàng bước vào bất cứ cuộc sát hạch nào. Đây là sự kết hợp rất đồng bộ và thỏa mãn nhu cầu 2 phía.

Theo anh thì vai trò của ngoại binh có ảnh hưởng như thế nào đối với thành tích của các CLB V.League hiện nay?

Đã nhiều năm làm nghề quản lý, đại diện cho cầu thủ ngoại, tôi có thể khẳng định rằng: 3 ngoại binh chiếm 50% sức mạnh của một đội bóng. Nếu may mắn có được 3 ngoai binh tốt, chắc chắn CLB đó sẽ an tâm, chí ít là không xuống hạng, có thể nghĩ đến mục tiêu cao hơn.

Còn khi ngoại binh có vấn đề là thanh tích CLB đi xuống ngay. Vì vậy vai trò của ngoại binh là rất quan trọng và quyết định thành tích của CLB. Nói như thế không phải là phủ nhận sự đóng góp của 8 cầu thủ Việt còn lại. Ngoai binh muốn chơi tốt thì cần các vệ tinh người Việt hỗ trợ tối đa trong thi đấu và kể cả trong sinh hoạt. Sự kết hợp giữa ngoại và nội phải đồng bộ, ăn ý và hết lòng vì nhau.

Các ngoại binh thi đấu thành công trong màu áo CLB HAGL

Các ngoại binh thi đấu thành công trong màu áo CLB HAGL

Để những ngoại binh mới đến V.League trụ được, theo anh họ cần trang bị những gì trước khi sang Việt Nam?

Muốn trụ được ở V.League ngay trong lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, ngoại binh cần chuẩn bị nhưng yếu tố sau đây: Thể lực phải đảm bảo trên 70% trước khi lên máy bay, đừng bao giờ che giấu những chấn thương trong quá khứ và hi vọng CLB Việt Nam không phát hiện ra, tìm hiểu về lối chơi đặc thù của Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng.

Ngoại binh vào sân phải nhiệt huyết, phải lăn xả và gánh vác cho đội, phải là chỗ dựa cho các cầu thủ nội.

V.League có đặc thù riêng của nó, không giống một khuôn mẫu, một triết lý bóng đá nào trên thế giới cả. Ngoại binh muốn trụ lại, phải tìm mọi cách để thích nghi, để hòa nhập với các đồng đội người Việt. Muốn cầu thủ Việt hỗ trợ, hợp tác với bạn tối đa trên sân bóng, chỉ có một cách duy nhất là chứng minh năng lực của bạn trên sân, chứ đừng mang bản lí lịch hoành tráng trong quá khư để “hù dọa” họ.

Ngoài ra, vai trò định hướng của người đại diện dành cho cầu thủ cũng rất quan trọng, người đại diện phải đưa đúng mẫu cầu thủ mà CLB đó đang cần thì cơ hội thành công sẽ rất cao. Chứ không thể giới thiệu người theo kiểu cầu may, kiểu như cứ hễ thấy CLB này cần tiền đạo là cung cấp tiền đạo, đó là sai lầm, phải tìm hiểu cái mẫu tiền đạo mà họ đang mong muốn, ví dụ: họ muốn to, cao, tì đè, càng lướt mà nhà môi giới lại đưa đến tiền đạo thấp bé, nhỏ con, chơi kỹ thuật… là thất bại.

Điểm chung lớn nhất trong sự thất bại của các ngoại binh mới sang Việt Nam là sự chủ quan, xem thường trình độ của bóng đá Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm