Ngành công nghiệp súng đạn của Philippines

Philippines là một trong những nước có tỉ lệ sở hữu súng đạn cao nhất thế giới và nguyên nhân là do quốc gia châu Á này có một ngành công nghiệp sản xuất súng hùng mạnh, cả bộ phận hợp pháp lẫn phi pháp.

Philippines là một trong những nước có tỉ lệ sở hữu súng đạn cao nhất thế giới và nguyên nhân là do quốc gia châu Á này có một ngành công nghiệp sản xuất súng hùng mạnh, cả bộ phận hợp pháp lẫn phi pháp.

Sản xuất súng để thế giới... an toàn hơn

Một tiếng súng vang lên tại một nhà máy nằm ở ngoại ô thành phố Cebu lớn thứ hai Philippines. Nhưng đây không phải là kết quả của một vụ giết người mới, vốn đã rất thường xảy ra ở Philippines.

Tiếng súng thực tế đã tới từ trường bắn nằm tại Shooters Arms, nhà máy sản xuất súng lớn thứ hai ở nước này. Shooters Arms sản xuất khoảng 20.000 khẩu súng lục và súng bắn đạn ghém (shotgun) mỗi năm, với 85% trong số đó được bán ra nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, Canada, Italia và Thái Lan.

Một thợ làm súng lậu và khẩu súng ngắn tự chế được anh ta rao giá 500 peso
Một thợ làm súng lậu và khẩu súng ngắn tự chế được anh ta rao giá 500 peso

Giám đốc hoạt động Romel de Leon có những dự định lớn. Ông muốn mở rộng thị trường sang Đông Âu và thậm chí là Nam Mỹ. Hoạt động kinh doanh của ông có rất nhiều lợi thế cạnh tranh. Ông có chi phí nhân công thấp và lực lượng lao động lành nghề, có khả năng sử dụng nhiều loại máy móc, cũng như kỹ năng chế tác thủ công đủ để cho ra những khẩu súng chất lượng cao nhất.

Ông cũng có một thị trường trong nước hết sức màu mỡ. Người Philippines rất yêu những cây súng của họ. Ngay cả Tổng thống cũng là người mê súng và cảnh sát quốc gia cho biết có tới 1,2 triệu khẩu súng được đăng ký sở hữu . Ông có thể tự hào tuyên bố rằng mình đang khiến thế giới trở nên an toàn hơn.

Súng lậu song hành cùng súng xịn

Nguyên nhân do Romel de Leon đã thuê rất nhiều người  từ Danao tới làm việc cho nhà máy của ông. Danao là khu vực nổi tiếng vì người dân có kỹ năng chế tạo súng rất tốt. Trong thời Thế chiến thứ hai, dân Danao đã làm súng cho quân kháng chiến chống phát xít Nhật.

Một phần lý do để De Leon lập nhà máy ở gần Danao là để tận dụng nguồn tiềm năng từ những thợ súng ở đây. Họ là những người đã làm súng không phép và bán ra chợ đen trong hàng thập kỷ.

"Khi chúng tôi lập doanh nghiệp của mình, chúng tôi đã tuyển dụng hơn 60% lao động từ Danao. Thông qua việc tuyển mộ các lao động lành nghề này, chúng tôi đã cung cấp cho họ một nguồn sống ổn định, thông qua việc kéo họ khỏi hoạt động làm súng bất hợp pháp" - ông nói không giấu được sự tự hào.

Bên trong một xưởng làm súng lậu ở PhilippinesTường Linh
Bên trong một xưởng làm súng lậu ở PhilippinesTường Linh

Việc De Leon đã tuyển mộ các thợ súng ở Danao không có nghĩa hoạt động sản xuất và buôn súng bất hợp pháp ở Danao đã bị chặn đứng. Rất dễ để tìm các thợ súng ở Danao, bởi người ta chỉ việc hỏi bất kỳ ai ở đây. Hiện có lệnh cấm mang súng ở Philippines vì sắp diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội ở đây trong tháng 5 và nhiều thợ súng đã rời khỏi trung tâm thành phố để tới các ngôi nhà nằm trên núi. Nhưng không khó để tìm thấy họ và hoạt động buôn bán súng cũng không bị lệnh cấm làm ảnh hưởng.

Phóng viên BBC đã có cơ hội tiếp xúc với một người thợ súng đang làm mịn các cạnh của một khẩu súng lục trong một xưởng súng nhỏ. Trẻ con và gà qué chen nhau cạnh anh này."Tôi đã tham gia hoạt động làm súng này nhờ sự dẫn dắt của họ hàng. tôi không có cơ hội tới trường. Cha mẹ tôi quá nghèo. Nhờ làm súng, tôi đã có thể nuôi gia đình" - anh nói.

Thợ làm súng trái phép không hỏi người mua xem họ sẽ dùng súng làm gì. Người mua cũng không cần phải xuất trình bất kỳ giấy tờ cấp phép nào, giống như khi họ mua "hàng nóng" của Shooters Arms. Người người làm súng như người thanh niên kể trên chỉ hy vọng sẽ bán được khẩu súng thành phẩm của mình với giá chừng 500 peso (125 USD). "Tôi không biết những người mua súng của mình là ai. Họ chỉ tới đây và trả tiền mặt" - anh nói.

Chính quyền bất lực

Trong một đất nước vẫn còn các nhóm phiến loạn, ba nhóm Hồi giáo nổi dậy, chưa kể tới việc có nhiều băng tống tiền, sát thủ giết mướn và hơn 100 đạo quân tư nhân, không khó hiểu khi thấy hoạt động buôn bán súng diễn ra rất tốt.

Các yếu tố trên là lý do vì sao chính quyền đang cố trấn áp hoạt động sản xuất súng trái phép. Cảnh sát đã ước tính rằng có khoảng 600.000 khẩu súng trái phép đang lưu hành ở nước này. Các nhà phân tích độc lập cho rằng con số này còn cao hơn nhiều.

Trong mấy tháng gần đây, giống như Mỹ, Philippines đang tự vấn lương tâm sau một số vụ trẻ em bị đạn lạc bắn trúng. Đã có những lời kêu gọi kiểm soát súng chặt hơn ở Philippines nhằm ngăn chặn các vụ việc tương tự diễn ra. Ngoài ra một bộ phận dư luận còn đòi trấn áp hoạt động sản xuất súng lậu.

Nhưng ở một đất nước, nơi sở hữu súng gần như là một phần của văn hóa, những đề xuất như thế này nhanh chóng chìm nghỉm. Ngoài ra, khó có khả năng các đạo luật kiểm soát mới được thông qua sẽ có tác động lớn tới những người làm súng ở Shooters Arms. Và ngay cả những thợ làm súng trái phép ở Danao có vẻ cũng không đặc biệt quan tâm.

Họ đã quen biết quá nhiều nhân vật tai to mặt lớn và họ đã ở trong nghề quá lâu. Họ đã vượt qua nhiều kế hoạch kiểm soát trước đó thành công. Vì thế, họ sẽ tiếp tục làm súng trong các cửa hàng nhỏ của họ, sử dụng các kỹ năng được truyền lại qua nhiều thế hệ để kiếm sống. Nhưng đó sẽ là một cái vòng luẩn quẩn, bởi qua việc làm súng lậu, họ đã tạo ra rất nhiều vấn đề rắc rối cho đất nước Philippines và thậm chí là cả với thế giới bên ngoài.

Tường Linh