Chủ trương, đường lối xuyên suốt đó phải biến thành chính sách, công trình nghiên cứu, ứng dụng cụ thể với sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành chứ không riêng ngành khoa học, công nghệ, đặc biệt là những ngành hoạch định về chính sách kinh tế.
“Tiềm lực khoa học, công nghệ không chỉ nằm ở các cơ sở nghiên cứu, viện hàn lâm mà còn trong người dân, người lao động, cộng đồng. Nhân lực khoa học, công nghệ không chỉ là giáo sư, tiến sỹ mà có ở cả các trường nghề, công nhân, người lao động. Chúng ta cần có ý thức tập trung tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ đất nước, đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, có 5 điểm quan trọng là: đổi mới hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo đúng xu thế quốc tế, đặt doanh nghiệp làm trung tâm; Bộ KH&CN phải chú ý hơn nữa đến lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn; cần tăng cường kết nối với các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ các doanh nghiệp start-up thâm nhập thị trường.
Bộ KH&CN phải công khai, minh bạch hơn nữa mọi đề tài, công trình nghiên cứu, phản biện… từ đó tạo sự trung thực trong khoa học, tôn vinh những nhà nghiên cứu, chuyên gia chân chính; tiết kiệm trong nghiên cứu khoa học; Bộ Khoa học và Công nghệ, giới nghiên cứu phải đi đầu, khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội từ những đề tài nghiên cứu, sáng chế đến những sáng kiến trong quản lý xã hội để cuộc sống văn minh, sạch sẽ, vệ sinh hơn; tôn vinh các nhà khoa học, những cá nhân có nhiều sáng kiến.