Nghề trông cây Rong và những điều đặc biệt về món quà thiên nhiên đến từ biển mặn

(PLVN) - Với bờ biển dài 3.260 km cùng diện tích mặt nước khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành rong biển. Có tới vài trăm loài rong biển phân bố, góp phần tạo lên ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội.

Rong nho, một loài rong biển có giá trị thương mại của ngành trông rong biển
Rong nho, một loài rong biển có giá trị thương mại của ngành trông rong biển

Nguồn lợi hữu ích từ rong biển

Rong biển hay còn gọi là tảo, thuộc nhóm thực vật bậc thấp, sống ở biển và vùng ven biển. Chúng là nguồn chất xơ, giàu chất oxy hóa, vitamin và protein. Ngoài ra, rong biển còn được chứng minh có khả năng chống ung thư, kiểm soát bệnh béo phì, ức chế các enzyme gây dị ứng. Đồng thời, rong biển cũng là  nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm.

Từ thế kỷ thứ 18, rong biển đã được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản. Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia, Philippin cũng sử dụng rong biển từ lâu. Do đó, ngành rong biển ở các quốc gia này rất phát triển. Trong những năm gần đây, do có sự khuếch tán văn hóa từ các nước lân cận, người Việt cũng bắt đầu quan tâm đến rong biển.

Từ khi rong biển được du nhập vào Việt Nam và trồng thành công tại một số tỉnh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, đã tạo lên nguồn rong xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Vì lẽ đó mà hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm đến sản phẩm này và tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ phát triển sản lượng rong biển.

Theo một số chuyên gia, bên cạnh hiệu quả về kinh tế, rong biển còn góp phần giải quyết được khí thải nhà kính, làm sạch môi trường, hấp thụ các kim loại nặng tại các vùng biển ô nhiễm, các vùng nuôi trồng thủy sản. Khi nuôi đa loài kết hợp rong biển, rong sẽ thu hết các dưỡng chất phát sinh, tận dụng tốt thức ăn. Khi thu hoạch, rong đem về nguồn lợi kinh tế, giúp ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường.

Rong biển, một thực phẩm nhiều dinh dưỡng quý. Ảnh VTV.vn
 Rong biển, một thực phẩm nhiều dinh dưỡng quý. Ảnh VTV.vn

Do có giá trị kinh tế cao và nhu cầu tăng nhanh nên nhiều năm trở lại đây, rong biển đã được người dân ở nhiều nước trên thế giới nuôi trồng, khai thác phổ biến, trong đó có Việt Nam.

Rong biển thường được dùng làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp để chế biến ra các sản phẩm có giá trị sử dụng cao như làm thực phẩm ăn tươi hoặc chế biến thành các sản phẩm gia tăng như thạch, mứt.

Bởi vậy, sản phẩm này hiện đang là một trong những loại hàng hóa có nhiều triển vọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển tại Việt Nam.

Nguồn lợi quý giá từ biển mặn

Ở Việt Nam hiện có hơn 800 loài rong biển với trữ lượng tự nhiên từ 80 đến 100 tỷ tấn, trong đó có khoảng 90 loại rong mang lại giá trị kinh tế cao. Do vậy, nghề khai thác và nuôi trồng rong biển ở nước ta cũng được đánh giá là triển vọng kinh tế lớn, từ lâu đã trở thành một nghề phổ biến của nhiều ngư dân vùng ven biển.

Trải qua thời gian, số diện tích nuôi trồng rong biển ở nước ta ngày một phát triển, nhân rộng hơn với diện tích nuôi trồng ước tính trên 10.000 ha, đạt sản lượng hơn 100.000 tấn tươi/năm.

Một số loài rong như rong câu chỉ vàng, rong câu thắt, rong câu cước, rong sụn, rong nho, rong mơ được đánh giá là cho kinh tế cao và đang được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh của Việt Nam như Ninh Thuận, Hà Tiên, Bình Thuận. Các thương lái thu mua rong cũng không ngần ngại ra tận bãi để thu mua. Nhất là mấy năm gần đây, khi nguồn lợi thủy sản ven bờ đang dần cạn kiệt, rong biển ngày càng được giá hơn.

Tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam chính là một trong những tỉnh tiên phong trong chế biến, xuất khẩu và tạo ra các sản phẩm có giá trị từ rong biển như: rong nho được các doanh nghiệp xuất đi Nhật Bản; chiết xuất Fucoidan từ rong câu.

Thậm chí, thấy việc nuôi trồng rong biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nơi còn phát triển, xây dựng thành công mô hình nuôi các đối tượng thủy sản kết hợp rong biển cho hiệu quả cao hơn.

Cụ thể các mô hình như nuôi ốc hương kết hợp với hải sâm, vẹm xanh và rong sụn tại vùng biển Khánh Hòa; nuôi kết hợp ốc hương, tu hài và rong câu ở vùng biển Phú Yên. Đời sống người dân vì thế ngày càng được đảm bảm, ổn định hơn nhờ nghề nuôi trồng rong biển.

Tuy có nhiều tiềm năng và hiệu quả về kinh tế nhưng lâu nay, ngành nông nghiệp cũng chưa thực sự quan tâm đến việc trồng rong biển khiến nghề này đang đối mặt với nhiều thách thức như: ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, sản phẩm chưa đa dạng, sản xuất nhỏ lẻ và manh mún, chưa có công nghệ chế biến và quy hoạch cụ thể, không có nhiều doanh nghiệp mặn mà với các sản phẩn có nguồn gốc từ rong biển.

Kamila, một sản phẩm được Công ty TNHH Long Hải chế biển từ cây rong biển, mở ra hướng đi mới, đưa rong biển vào cuộc sống qua ngành công nghiệp đồ uống
 Kamila, một sản phẩm được Công ty TNHH Long Hải chế biển từ cây rong biển, mở ra hướng đi mới, đưa rong biển vào cuộc sống qua ngành công nghiệp đồ uống

Là một doanh nghiệp đã và đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp trong nước, Công ty TNHH Long Hải đã sớm nắm bắt được những lợi ích quan trọng từ rong biển.

Với thông điệp “Khoáng chất tự nhiên từ rong biển”, Long Hải đã tìm hiểu, nghiên cứu và tiên phong trong việc đưa rong biển trở thành đặc sản của thạch Việt. Nhà máy Long Hải (hay Công ty cổ phần rau câu Sơn Hải) tại tỉnh Ninh Thuận đã thu mua rong biển lấy từ tự nhiên để tạo nguồn nguyên liệu bột Carrageenan tinh khiết, cung cấp cho nhà máy làm thạch rau câu tại tỉnh Hải Dương.

Những sản phẩm thạch rau câu của Long Hải đã tận dụng khoáng chất tinh khiết của rong biển nên mùi vị hoàn toàn thơm ngon và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Thạch rau câu Long Hải đã chiếm lĩnh thị trường nội địa với đa dạng sản phẩm.

Ngoài việc đã gây dựng được thương hiệu thạch rau câu luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam cả về quy mô và chất lượng, Công ty Long Hải cũng là đơn vị duy nhất đến thời điểm này tại Việt Nam cung cấp ra thị trường bột Carrageenan chiết suất từ cây rong sụn được nuôi trồng tại ven biển các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ.

Sau những thành công từ các sản phẩm thạch rau câu sản xuất từ nguyên liệu rong biển, Công ty Long Hải quyết định gia nhập thị trường đồ uống không cồn với sản phẩm nước rong biển ép Kamila và Catalia. Đây là các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu rong biển, kết hợp với các nông sản có nguồn gốc Việt Nam như quả Lạc tiên (chanh leo), Bòn Bon, củ sâm Fansipan.

Để sản xuất và đưa các sản phẩm mới vào thị trường đồ uống, năm 2019, Công ty đã đầu tư một nhà máy sản xuất mới tại Hải Dương, dây chuyền sản xuất hiện đại với mức đầu tư lên đến 10 triệu USD, có thể sản xuất được 24.000 chai/giờ.

Đây cũng được coi là bước phát triển mới mang tầm quan trọng và ý nghĩa lớn của công ty trong việc đưa tới người tiêu dùng một dòng sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và giải quyết đồng thời các mục tiêu: góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt, ổn định đầu ra cho bà con nông dân vùng cao.

Đọc thêm