Ngủ quá nhiều cũng giống như thiếu ngủ, chúng đều gây hại cho sức khoẻ. Dưới đây là 6 lý do lí giải tại sao bạn không nên ngủ quá nhiều:
6. Tăng cân
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy cả ngủ ít hay ngủ nhiều đều có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì. Kết luận này không được rõ ràng nhưng các bác sĩ cho rằng do chúng ta di chuyển ít hơn bình thường, nên cơ thể sẽ bị tăng cân.
Những người ngủ quá 8 tiếng thường có xu hướng thức dậy muộn và điều này đồng nghĩa với việc họ không còn thời gian cho các hoạt động thể chất.
5. Rối loạn trầm cảm
Những người bị rối loạn trầm cảm cũng đã hoặc đang phải trải qua rối loạn giấc ngủ. Đôi khi, trong trường hợp của một số kiểu rối loạn, người bệnh ngủ nhiều hơn bình thường. Đó là một vòng luẩn quẩn vì giấc ngủ dài gây nên cảm giác tuyệt vọng và mệt mỏi. Bạn ngủ nhiều hơn và không muốn rời khỏi giường vào buổi sáng, bạn cảm thấy thế giới không còn làm mình vui nữa, và những triệu chứng này dần dần dẫn đến trầm cảm.
4. Bệnh tim
Nếu bạn ngủ quá lâu, bạn không chỉ tiêu tốn thời gian mà còn đang “mở đường” cho bệnh tim tìm đến mình. Hiện nay, các vấn đề liên quan đến tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong và ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim lên tới 34%.
Hơn nữa, các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ ngủ nhiều hơn nam giới, đó là lý do tại sao các chị em phải luôn ghi nhớ rằng: mối liên hệ giữa ngủ nhiều và bệnh tim vô cùng chặt chẽ.
3. Đau đầu
Thiếu ngủ gây ra đau đầu, nhưng nó cũng có thể xảy ra khi chúng ta ngủ quá 8 tiếng. Các chuyên gia khuyên bạn không nên nằm trên giường nhiều ngay cả trong các ngày cuối tuần và nghỉ lễ. Nếu không, bạn có thể sẽ thức dậy với một cơn đau đầu khủng khiếp.
Vấn đề nằm ở chỗ, giấc ngủ quá dài tác động đến chất dẫn truyền thần kinh trong não và mức serotonin của chúng ta.
2. Vấn đề về trí nhớ
Một nghiên cứu gần đây cho thấy: giấc ngủ dài ảnh hưởng đến công việc của não bộ. Hơn nữa, nếu bạn thường thức dậy vào ban đêm, có thể là do giấc ngủ của bạn chưa được sâu nên mới bị tỉnh giấc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng nhận thức của não cũng như khả năng tập trung và ghi nhớ các chi tiết của chúng ta.
1. Mất ngủ
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng sự thật là vậy! Đôi khi mất ngủ là do thói quen không lành mạnh cùng với hoạt động trước giờ ngủ. Ví dụ, nếu bạn thức khuya để làm việc trước máy tính và quyết định ngủ “bù” vào ngày hôm sau, bạn có thể bị chứng mất ngủ. Chỉ cần 2 ngày là đủ để gây rối loạn nhịp đồng hồ sinh học trong cơ thể với biểu hiện là ngủ vùi quá lâu.
Vậy, làm thế nào để ngủ ít hơn mà vẫn đảm bảo sức khoẻ?
Để cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn trong vòng 7-8 giờ, hãy cố gắng tuân theo các quy tắc giấc ngủ lành mạnh sau:
Ăn những thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ.
Giảm lượng cồn đưa vào trong cơ thể.
Tập thể dục.
Thức dậy và đi ngủ cùng một thời điểm hằng ngày.
Không dùng đồ uống có caffeine và ăn những bữa ăn lớn.
Đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối và thư giãn.