Người dân được lợi gì với mã số công dân?

Tại Mỹ, mỗi công dân đều có thẻ an sinh xã hội, lưu trữ đầy đủ thông tin về nhân thân của mỗi cá nhân. Khi đi xin việc, mở tài khoản ngân hàng… họ chỉ cần khai báo số thẻ là cơ quan quản lý đã có thể nắm đầy đủ thông tin về người đó.

Tại Mỹ, mỗi công dân đều có thẻ an sinh xã hội, lưu trữ đầy đủ thông tin về nhân thân của mỗi cá nhân. Khi đi xin việc, mở tài khoản ngân hàng… họ chỉ cần khai báo số thẻ là cơ quan quản lý đã có thể nắm đầy đủ thông tin về người đó.

Chưa sinh con, đã tính số An sinh xã hội

Ở Mỹ không có giấy chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước ở cấp quốc gia. Thế nên nhiều giấy tờ được cấp bởi một số chính quyền địa phương. Giấy khai sinh được cấp cho cha mẹ sau khi đứa trẻ mới được sinh ra, thẩm quyền thuộc chính quyền cấp tiểu bang, được sử dụng như là “chứng cứ” là công dân Hoa Kỳ. Theo Tu chính án thứ 14 trong Hiến pháp Hoa Kỳ, những người sinh ra trên lãnh thổ dưới sự quản lý của Hoa Kỳ đều là công dân Hoa Kỳ.

Nhiều
Dự tính đến năm 2020, toàn bộ công dân Việt Nam đều có số định danh cá nhân

Trước khi sinh con, một trong những điều đầu tiên mà một bà mẹ Mỹ nghĩ tới là xin số an sinh xã hội cho con. Việc này là tự nguyện. Thẻ an sinh xã hội được cấp cho đứa trẻ mới sinh khi cha mẹ đứa bé yêu cầu. Tại bệnh viện, khi cung cấp thông tin làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, cha mẹ sẽ được hỏi là có muốn xin số an sinh xã hội cho con không. Nếu trả lời “có”, cha mẹ đứa trẻ có thể nộp đơn xin số. Cơ quan có thẩm quyền của tiểu bang cấp giấy khai sinh sẽ cung cấp thông tin của trẻ cho Văn phòng An sinh xã hội qua đường bưu điện.

Con số này sẽ là căn cứ để một ông bố, bà mẹ Mỹ khai báo con mình là trẻ phụ thuộc để được giảm trừ thuế khi làm đơn khai thuế lợi tức liên bang. Một ông bố, bà mẹ Mỹ cũng cần con số trên nếu có ý định mua trái phiếu tiết kiệm cho con, xin bảo hiểm y tế, nộp đơn xin các dịch vụ khác… Nhiều đoàn thể, công ty, trường học dùng số an sinh xã hội để nhận dạng khách hàng, sinh viên.

Việc cấp thẻ An sinh xã hội tại Mỹ là hoàn toàn miễn phí. Thẻ được cấp lại nếu người ta bị mất hay bị lấy cắp thẻ. Một người chỉ được xin thẻ thay thế giới hạn 3 lần trong mỗi năm, 10 lần trong đời. Riêng việc thay đổi tên pháp lý và các ngoại lệ khác không tính vào giới hạn này.

Tham vọng của Ấn Độ

Ở Ấn Độ, không chứng minh được nhân thân là một trong những rào cản lớn nhất khiến những người nghèo không được nhận các phúc lợi xã hội và tiền trợ cấp. Các lĩnh vực công lẫn tư trên khắp đất nước đều yêu cầu chứng minh nhân thân trước khi được cung cấp các dịch vụ cá nhân.

Ông Lê Hồng Sơn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp: 

“Số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với mỗi người đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời công dân, không lặp lại ở người khác. Số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân khi đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực. Đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực, số định danh cá nhân được cấp khi thực hiện thủ tục cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân hoặc đăng ký thường trú. Số định danh cá nhân sẽ được ghi trên giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân. Dự tính, nếu khung pháp lý cho việc thực hiện cấp số định danh cá nhân sớm được hoàn thiện, đến năm 2020, toàn bộ công dân Việt Nam đều có số định danh cá nhân”.

Kết quả tất yếu là mỗi khi một cá nhân muốn nhận được một phúc lợi hay dịch vụ nào đó, họ phải chịu một chuỗi các thủ tục xác định nhân thân rất mất thời gian. Các cơ quan cung cấp dịch vụ khác nhau cũng đưa ra những yêu cầu khác nhau về các các loại giấy tờ, biểu mẫu, thông tin cần cung cấp. Việc xác định nhân thân lặp đi lặp lại, và sự bất cập trong việc xác định danh tính đã làm tăng nhiều chi phí bất tiện cho người dân.

Trước tình trạng này, Chính phủ Ấn Độ cam kết nỗ lực cung cấp một mã định danh chuẩn cho người dân lần đầu tiên vào năm 1993. Đến năm 2003, chính phủ đã chấp thuận và đưa vào sử dụng Thẻ căn cước cá nhân đa mục đích (MNIC). Cơ quan định danh duy nhất của Ấn Độ (viết tắt là UIDAI) đã được thành lập từ tháng 1/2009. Nhiệm vụ của UIDAI là cấp phát một mã định danh cá nhân (UID) duy nhất cho tất cả người dân Ấn Độ. Cơ quan này đã bắt đầu cấp thẻ từ tháng 8/2010, dự tính sẽ làm xong thẻ cho một nửa dân số (khoảng 600 triệu người dân) trong bốn năm kể từ khi bắt đầu cấp thẻ.

Ấn Độ cũng là nước đầu tiên đưa vào sử dụng hệ thống định danh cá nhân duy nhất, dựa trên các thông tin sinh trắc học cho mọi người dân. Mã UID được sử dụng như là một chuẩn thống nhất để xác định nhân thân. Điều đó giúp chính quyền có một cái nhìn tổng thể về dân số, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp các dịch vụ công một cách hiệu quả, đạt được sự đồng thuận của toàn xã hội, quản lý được ngân sách trên toàn lãnh thổ.

Việt Nam bắt nhịp thời đại

Tại Việt Nam, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2012, cuối tháng 8/2012, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Hộ tịch với một số quan điểm đổi mới. Dự án Luật này nhằm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân trong đăng ký hộ tịch, cải tiến mạnh mẽ hệ thống quản lý, lưu giữ cơ sở dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc theo hướng hiện đại, phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cụ thể là: Lập và cấp số định danh công dân cho mỗi công dân Việt Nam; cải tiến sổ đăng ký hộ tịch từ nhiều sổ như hiện nay thành một sổ; lập Sổ hộ tịch cá nhân và cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia; xây dựng chức danh Hộ tịch viên để chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch chuyên trách.

Để bảo đảm cơ sở cho việc trình dự án Luật Hộ tịch, đồng thời nhằm tạo đột phá trong quản lý dân cư, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm