Người nước ngoài thi nhau chạy loạn khỏi Libya

Sân bay Tripoli của Libya hôm qua hỗn loạn khi nhiều người nước ngoài thi nhau chạy loạn. Nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ và Trung Quốc, cho biết, đã phải điều máy bay và tàu chiến tới Libya để đưa công dân của mình về nước, tránh các cuộc bạo động ở nước này.

Sân bay Tripoli của Libya hôm qua hỗn hoạn khi nhiều người nước ngoài, thi nhau chạy loạn. Nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ và Trung Quốc, cho biết đã phải điều máy bay và tàu chiến tới Libya để đưa công dân về nước, tránh các cuộc bạo động ở nước này.

Người nước ngoài thi nhau chạy loạn khỏi Libya ảnh 1
Người nước ngoài sơ tán khỏi Libya.

Theo một số nguồn tin, tình hình bạo động ở Libya ở mức nghiêm trọng. Hôm qua, tại một cuộc họp ở Rome, Bộ trưởng Ngoại giao Italia tuyên bố rằng, tỉnh Cyrenaique của Libya không nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Muammar Kadhafi nữa, trong khi đó nhiều vụ đụng độ và bạo lực vẫn đang diễn ra trên khắp đất nước này. Chính phủ Italia đề nghị dừng ngay lập tức tình hình bạo lực đẫm máu ở Libya.

Hôm qua, Libya thông báo đã có tới 300 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực xảy ra từ ngày 15/2 sau một cuộc nổi dậy chưa từng thấy. Tại Tripoli, xác chết nằm la liệt trên đường phố khi các máy bay ném bom bắn thẳng vào dân thường. Ít nhất 450 người được cho là đã thiệt mạng ở thủ đô Libya trong khi thông tin chưa được xác nhận nói 2.000 người bỏ mạng ở Benghazi, thành phố lớn thứ 2 của Libya. Trong khi đó, sự xuất hiện của các băng nhóm lính đánh thuê nước ngoài càng làm người dân lo sợ. 

Trước tình hình nghiêm trọng đó, nhiều người nước ngoài đủ mọi quốc tịch đã phải sơ tán khỏi đất nước Libya . Theo Ngoại trưởng Anh William Hague, London đã điều một chiếc máy bay và một tàu chiến hoàng gia để sơ tấn công dân của mình khỏi Libya . “Chúng tôi đang tổ chức một chuyến bay tới Libya trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Chúng tôi mong nhận được sự cho phép tiếp đất từ phía chính quyền Libya ”, ông William Hague nói thêm chiều 22/2.

Trước đó, hai chiếc máy bay thuộc lực lượng không quân Pháp đã đưa gần 400 người Pháp từ Tripoli về nước trong đêm 22 rạng sáng 23/2. Một chiếc máy bay thứ ba sẽ tới Sebha, cách Tripoli khoảng 660 km về phía Nam để đón một số du khách ở vùng hẻo lánh của Libya trở về. 

3 chiếc máy bay của Đức, một chiếc thuộc hãng Lufthansa và hai chiếc Transall thuộc Bendeswehr, tiếp đất chiều 22/2 xuống sân bay Tripoli . Bộ Ngoại giao nước này cho biết, khoảng 400 người Đức đang có mặt ở thành phố này.

Trước tình hình hiện nay ở Libya , Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết: “Việt Nam quan ngại trước tình hình hiện nay tại Lybia và mong muốn tình hình chính trị ở Lybia sớm ổn định”. Hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Lybia. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo sứ quán Việt Nam tại Lybia theo dõi sát tình hình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho lao động và kiều dân Việt Nam tại Lybia”.

Một chiếc máy bay của không quân Hà Lan cũng đã cất cánh chiều 22/2 từ căn cứ quân sự Eindhoven đến Tripoli, về phần mình Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết. Nhiều người Hà Lan cũng được sơ tán khỏi đất nước đang rúng động bởi nhiều vụ tấn công bạo lực.

Trong khi đó, hai chiếc phà có khả năng chở khoảng 1.200 người mỗi chiếc cũng đã rời cảng Patras (miền Nam Hy Lạp) để tới Tripoli và đón nhiều người châu Âu về các cảng ở Hy Lạp. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo đã thuê một chuyến phà để sơ tán công dân Mỹ tại Libya về nước trong hôm qua.

Trung Quốc cũng chủ yếu lựa chọn sơ tán bằng đường biển các công dân nước mình khỏi Libya, ước tính khoảng 33.000 người, trong đó có hàng chục người bị thương. Bắc Kinh tính chuyện điều một chiếc máy bay và nhiều tàu thủy tới Libya , chính quyền Trung Quốc cho biết.

Tối 22/2, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Franco Frattini cho hay, khoảng 400 người Italia cũng đã hồi hương từ Libya trên hai chiếc máy bay. Ngoài ra, khoảng 160 công dân Italia khác sống bên ngoài Tripoli vẫn đang chờ đợi để được sơ tán. “Ở Tripoli có nhiều người Italia khác, nhưng họ muốn ở lại, chúng tôi không bắt buộc họ phải đi”, ông nói thêm. Có khoảng 1.500 người Italia sống tại Libya .

Nga cũng thông báo một chiếc máy bay của nước này đã lên đường tới Libya để sơ tán 130 công dân Nga, trong đó có nhiều nhân viên của Công ty đường sắt Nga (RZD) và tập đoàn Gazprom, cũng như gia đình các nhà ngoại giao. Tất cả, Nga đang xem xét điều 4 chiếc máy bay tới Libya để sơ tán 563 công dân nước này.

Ba Lan về phần mình hôm qua cũng điều máy bay tới Tripoli để sơ tán 70 công dân nước mình.

Chính phủ Canada cho biết cho hồi hương công dân của mình sau những tuyên bố “đầy lo ngại” của ông Kadhafi. Ottawa cho biết muốn được quyền tiếp đất cần thiết để ngày 24/2 đưa một chiếc máy bay tới Libya, nơi khoảng 500 người Canada đang có mặt.

Jordani thì đưa tới một chiếc máy bay quân sự để sơ tán 250 công dân Jordani, Bộ trưởng Ngoại giao Nasser Jawdeh cho biết. Song song với việc này, Vương quốc Jordani đã điều những chiếc máy bay vận tải cỡ lớn để đón được càng nhiều công dân nhất càng tốt.

Bồ Đào Nha cũng vậy, một nhóm đầu tiên gồm 114 người, trong đó có 80 người Bồ Đào Nha, hôm 21/2 đã rời khỏi sân bay Tripoli trên một chiếc C-130 tới căn cứ quân sự của NATO ở Italia. Nhóm thứ hai gồm 84 người đã được sơ tán hôm 22/2. Một chiếc C-130 khác của không quân Áo cất cánh từ Tripoli trong đêm 21 rạng sáng 22/2, giúp sơ tán 62 người châu Âu, trong đó có 9 người Áo.

Quang Minh (tổng hợp)