Nhà nước không thể chỉ “hỗ trợ” trong phòng chống thiên tai.

Sáng hôm nay,  Dự thảo Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. đã được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội trường kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIII. Đa số các ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình với tính cấp thiết của việc ban hành luật. Tuy nhiên, với quy định nhà nước “hỗ trợ” trong phòng chống thiên tai mà dự thảo nêu đã nhận được sự phản ứng mạnh mẽ của các đại biểu.

Sáng hôm nay,  Dự thảo Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. đã được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội trường kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIII. Đa số các ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình với tính cấp thiết của việc ban hành luật. Tuy nhiên, với quy định nhà nước “hỗ trợ” trong phòng chống thiên tai mà dự thảo nêu đã nhận được sự phản ứng mạnh mẽ của các đại biểu.

Hình minh họa
"Nhà nước không thể chỉ giữ vai trò hỗ trợ. Quy định như vậy là tạo cơ sở cho sự thoái thác trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống thiên tai"
Nhà nước phải "Chịu trách nhiệm"
Thể hiện quan điểm của mình, đại biểu Chu Đức Quang - Lạng Sơn - nói: Việc nhà nước chỉ “hỗ trợ” trong phòng, tránh thiên tai là không hợp lý, nên sửa lại là "Nhà nước chịu trách nhiệm" vì phòng, tránh thiên tai là công việc hệ trọng, liên quan đến sinh mạng, tài sản của người dân và của đất nước. Do đó trong công tác phòng, tránh thiên tai Nhà nước không thể chỉ giữ vai trò hỗ trợ. Nếu quy định như vậy sẽ tạo kẽ hở cho chính quyền các cấp thoái thác trách nhiệm trong công tác phòng, chống thiên tai. 
Cũng theo đại biểu này, dự thảo luật đưa ra các quy định, chế tài cụ thể về lồng ghép phòng, chống thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành và địa phương. Việc lồng ghép đó không thể là nhiệm vụ của cá nhân, cộng đồng mà phải là chính quyền các cấp, do đó nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ thì ai sẽ là người có trách nhiệm lồng ghép theo quy định của luật.
Một lý do nữa đại biểu đưa ra là khi thiên tai xảy ra tác hại rất lớn và trong phạm vi rộng, để khắc phục hậu quả của thiên tai cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và có thể của nhiều địa phương có liên quan. Do đó, cần có sự chỉ huy thống nhất để điều phối các hoạt động nhằm đảm bảo nhanh, chính xác, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, cá nhân, cộng đồng dân cư, các tổ chức độc lập không thể thực hiện nhiệm vụ này, do đó phải là nhiệm vụ của nhà nước.
Còn đại biểu Đỗ Văn Vẻ - Thái Bình - cho rằng quy định như vậy chung chung không rõ ràng đầy đủ. “Tôi đề nghị dự thảo luật cần làm rõ thêm hiện nay nhà nước đã có những chính sách gì cần phải đưa vào cụ thể hóa trong luật, có như vậy thì luật mới có thể điều chỉnh được. Quy định nêu trên về vai trò của nhà nước là chưa hợp lý. Trước hết phòng, chống thiên tai là công việc hệ trọng có liên quan đến sinh mạng, tài sản của công dân và đất nước. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, trong công tác phòng, chống thiên tai, Nhà nước không thể chỉ giữ vai trò hỗ trợ. Quy định như vậy là tạo cơ sở cho sự thoái thác trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống thiên tai.”
Đồng quan điểm này, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh - Đắk Nông - đề nghị Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và một số quy định phải bắt buộc các tổ chức, cá nhân thực hiện không chỉ là có chính sách hỗ trợ, có chính sách khuyến khích như dự thảo luật đã nêu. Đại biểu này cũng nhận nhấn mạnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống thiên tai: “Tôi đề nghị phần nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bổ sung từ "phải" đi trước từ "chủ động" để tăng cường trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và phải quy định nhiều hơn về trách nhiệm trong công tác tham gia khắc phục hậu quả cho cộng đồng.”
Đại biểu Triệu Thị Thu Phương - Bắc Kạn - đề nghị, dự thảo luật bổ sung quy định cụ thể về lực lượng nòng cốt chủ chốt trong hoạt động phòng, chống thiên tai có thể là lực lượng vũ trang như công an, quân đội. Vì đây là lực lượng có tổ chức chặt chẽ, tính kỷ luật cao, có chương trình huấn luyện tập trung để bảo vệ an ninh Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa - Thừa Thiên - Huế - đề nghị nói rõ hai lực lượng nòng cốt một là lực lượng thường trực, nòng cốt trong phòng, chống bão lụt thì quân đội, công an, lực lượng dân quân tự vệ và đoàn viên thanh niên. Tăng cường vai trò cuả lực lượng phòng chống thiên tai. Đại biểu Đỗ Văn Vẻ - Thái Bình cũng cho rằng cần phải cụ thể hóa sự phối hợp như thế nào, doanh nghiệp nếu phải đóng góp thì tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu? nguồn chính lấy từ đâu ra? sự quan hệ giữa Trung ương với địa phương, địa phương với các ngành như thế nào? ai là người quản lý…
Có nên công nhận thương binh/liệt sỹ?
Vấn người bị thương khi tham gia ứng phó được công nhận là thương binh, người bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia ứng phó thiên tai được công nhận là liệt sỹ và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, cũng được nhiều ý kiến thảo luận. Có nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm để kêu gọi tinh thần trách nhiệm của người dân. Nhưng theo ý kiến của đại biêu Nguyễn Thanh Phương - TP Cần Thơ -  điều này  được cân nhắc hết sức cẩn thận.  “Tôi cho rằng thuật ngữ thương binh và liệt sỹ chủ yếu dành cho người có công với cách mạng, đặc biệt là lực lượng vũ trang nên có ý nghĩa rất thiêng liêng, nếu áp dụng trong trường hợp phòng, chống thiên tai thì không thể phù hợp và có thể làm giảm đi ý nghĩa cao cả của thuật ngữ thương binh và liệt sỹ.” bà nói.  “Tôi xin đề cập một ví dụ nhỏ để chúng ta cùng suy nghĩ, nếu thiên tai xảy ra tại một địa phương và một người đang thụ lý một bản án của pháp luật tham gia cứu nạn và bị thương hay chết thì công nhận người đó là liệt sỹ thì sẽ như thế nào?” bà đặt câu hỏi.  
Nhật Thanh

Đọc thêm