Nhà thờ Phú Nhai - điểm đến lý tưởng cho mùa Giáng sinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sẽ thật thiếu sót nếu như về thăm Nam Định - vùng đất của những thờ uy nghi, sừng sững, mà lại bỏ qua  Nhà thờ Phú Nhai - Đền Thánh Phú Nhai), thuộc xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường.

Nhìn từ xa, nơi đây đã khiến người ta phải trầm trồ trước sự uy nghi, lộng lẫy và đồ sộ. Càng lại gần, lối kiến trúc Gothic, một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu và cách trang trí nhà thờ, càng khẳng định thêm vẻ đẹp của nhà thờ này.

Vương cung thánh đường Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường.

Vương cung thánh đường Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường.

Được xây dựng lại trên một khu đất rộng 2.160m2, Nhà thờ Phú Nhai có chiều dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét và được mệnh danh là Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á. Nhìn từ xa, các gian mái chính thấp thoáng và mái nhỏ tạo nên sự uy nghi, cổ kính cho nhà thờ. Đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai, người dân sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh của huyện Xuân Trường.

Lăng 83 vị anh hùng tử đạo quê hương Phú Nhai trong sân nhà thờ.

Lăng 83 vị anh hùng tử đạo quê hương Phú Nhai trong sân nhà thờ.

Một trong những điểm làm nên sự đặc biệt cho nhà thờ Phú Nhai, chính là 2 tháp chuông cao 44m được đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng lần lượt là: 2 tấn – 1.2 tấn – 0.6 tấn và 0.1 tấn. Bên cạnh đó, những bức tượng được đắp nổi trên cửa, bên hông nhà thờ cùng với các hàng chữ nho trang trí đã tạo nên một nét riêng biệt cho nhà thờ.

Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, trước mặt là quảng trường, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m. Đây là vị thánh Công giáo sáng lập ra dòng truyền giáo Dominico từ thế kỉ XII và cũng là dòng truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam vào thế kỷ XVI. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m.

Thánh đường nhà thờ Phú Nhai.

Thánh đường nhà thờ Phú Nhai.

Phía sau hai cánh cửa chính bằng gỗ uy nghi là thánh đường với những mái vòm cao vút mang vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng. Cũng như các nhà thờ Công giáo khác, nhà thờ Phú Nhai có dạng dọc, ban thờ ở cuối cùng. Trên bàn thờ, ngoài tượng Chúa Giesu ngự trị ở ngôi vị cao nhất, bên dưới có tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được điêu khắc tinh xảo.

Năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ Kitô giáo bị bách đạo tại Việt Nam, Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa xây dựng. Năm 1881, Giám mục Hòa cùng linh mục Barquerô Ninh tái thiết nhà thờ theo kiến trúc Á Đông với hai tháp chuông.

Các ban thờ, tượng chúa.

Các ban thờ, tượng chúa.

Đến năm 1916, nhà thờ được Giám mục Phêrô Munagôri Trung và linh mục Morênô xây dựng lại lần ba theo Kiến trúc Gothic. Sau 6 năm, nhà thờ Phú Nhai được khánh thành nhưng sau đó bị cơn bão lớn tàn phá nặng nề vào năm 1929. Sau nhiều biến cố lịch sử, nhà thờ này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8 tháng 12 năm 1933.

Khung cảnh bên ngoài và cửa phụ bên hông nhà thờ.

Khung cảnh bên ngoài và cửa phụ bên hông nhà thờ.

Trải qua những biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, do thiên tai và chiến tranh, Nhà thờ Phú Nhai được trùng tu tôn tạo trong vòng hơn 1 năm và cuối cùng có diện mạo như hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai là nơi tổ chức các ngày lễ Công giáo lớn trong năm như ngày 7/12 (cung hiến nhà thờ Phú Nhai), ngày 8/12 (lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của giáo xứ Phú Nhai), lễ Noel 24/12.

Người dân Giáo xứ đang tích cực trang trí những cây thông Noel khổng lồ để đón mùa Giáng sinh 2022.

Người dân Giáo xứ đang tích cực trang trí những cây thông Noel khổng lồ để đón mùa Giáng sinh 2022.

Không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, nơi đây còn trở thành một trong những điểm du lịch độc đáo, thu hút lượng lớn khách tham quan. Đặc biệt hơn, đây còn là sự hiện hữu ch những công trình nghiên cứu của các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu văn hóa.

Đọc thêm