Theo thông tin từ gia đình, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Tý trút hơi thở cuối cùng tại tư gia ở đường Trần Khắc Chân (Quận 1, TP HCM). Trước khi mất, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã nhiều năm ốm yếu vì bệnh tật: cao huyết áp, viêm phổi, đau cột sống…
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Nghệ An. Ông là một trong năm nhạc sĩ đầu tiên, cùng Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Ông nổi tiếng với những sáng tác như Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre... Trong đó, Dư âm được xem là ca khúc nhạc tiền chiến duy nhất của ông.
|
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí thời trẻ. |
Ông còn viết một số ca khúc thiếu nhi như Màu áo chú bộ đội, Tôi là gà trống, Gà mái mơ, Út cưng... Ông viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo: Đảo nổi, Sông Hồng (1967), Nguyễn Viết Xuân (1968). Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Ngoài ra, ông được nhận những giải thưởng như: Giải nhì (không có giải nhất) của Hội văn nghệ Việt Nam cho bài "Vượt trùng dương", Giải nhất cuộc thi vận động sáng tác về đề tài phụ nữ với bài "Tiễn anh lên đường", Giải nhất sáng tác về đề tài nông nghiệp với ca khúc "Bài ca năm tấn",...
Năm 2014, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị tai biến mạch máu não khiến ông phải nằm một chỗ suốt thời gian dài. Sau đó, nhờ tập luyện, sức khỏe của ông tiến triển tốt hơn, có thể chống gậy đi lại xung quanh nhà. Trước khi mất, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã nhiều năm ốm yếu vì bệnh tật. Tuổi cao sức yếu, ông mang nhiều chứng bệnh như cao huyết áp, viêm phổi, đau cột sống…
|
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí hưởng dương 94 tuổi |
Tang lễ của ông được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM. 10h ngày 27/12, linh cữu ông sẽ được di quan ra Nhà tang lễ, sau đó sẽ được đưa đi an táng vào sáng 29/12 tại Nghĩa trang hoa viên Bình Dương.