Nhận biết triệu chứng bệnh gút ở chân và giải pháp cải thiện từ Hoàng Thống Phong

0:00 / 0:00
0:00
Triệu chứng bệnh gút ở chân được phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở chân và giải pháp cải thiện an toàn, hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Các triệu chứng bệnh gút thường gặp ở chân

Triệu chứng bệnh gút thường đặc trưng bởi những cơn đau khớp chân dữ dội làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người mắc. Cụ thể:

- Khớp chân sưng, đau dữ dội, vùng da quanh khớp sẽ bị tấy đỏ, phù nề. Vị trí thường xuất hiện là ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối...

- Mức độ đau ngày càng tăng, nhiều khi chỉ cần chạm nhẹ cũng cảm thấy đau đớn dữ dội. Đau nhiều nhất trong 4 – 12 giờ đầu tiên cơn gút cấp xuất hiện.

- Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và bong tróc da nhẹ.

- Thông thường sau khoảng 7 – 10 ngày, cơn đau gút sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, do gút là bệnh mạn tính nên có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Gút thường gây đau ở khớp ngón chân cái

Gút thường gây đau ở khớp ngón chân cái

Phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh gút hiệu quả

Việc điều trị bệnh gút cần được duy trì thường xuyên và liên tục thì mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân hiệu quả, an toàn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có mối quan hệ mật thiết với bệnh gút. Người bệnh gút cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ... Người bệnh gút có thể ăn thịt nhưng tối đa là 150gram/ ngày.

- Không sử dụng bia, rượu và các đồ uống chứa cồn vì có thể làm hạn chế khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.

- Uống nhiều nước (trung bình từ 1,5-2 lít mỗi ngày) để tăng cường đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu.

- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì để hạn chế áp lực của cơ thể đè lên các khớp.

- Nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức, stress.

Không nên sử dụng rượu bia vì có thể làm tái phát cơn gút cấp

Không nên sử dụng rượu bia vì có thể làm tái phát cơn gút cấp

Dùng thuốc tây giảm đau, hạ axit uric máu

Có 2 nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị bệnh gút, đó là:

Thuốc chống viêm, giảm đau

Mục đích chính của nhóm thuốc này là cắt cơn đau, cải thiện triệu chứng do gút cấp gây ra. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

- Colchicin dùng để chống viêm, giảm đau và dự phòng tái phát cơn gút cấp. Theo khuyến cáo, Colchicin nên sử dụng từ liều thấp nhất và tăng dần để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.

- Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Một số thuốc thường gặp như Indomethacin, Meloxicam... Cần thận trọng khi dùng các thuốc NSAIDs cho người cao tuổi, người bị suy thận, tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng...

- Thuốc giảm đau steroid (Corticoid) được sử dụng nếu người bệnh không đáp ứng hoặc chống chỉ định với 2 thuốc trên. Corticoid có 2 đường dùng là uống và tiêm tại khớp. Mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Thuốc giảm axit uric máu

Nhóm thuốc này bao gồm 2 loại là:

- Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Phổ biến nhất là allopurinol giúp ức chế enzyme xanthin oxydase (XO), từ đó hạn chế quá trình tổng hợp axit uric. Cần thận trọng với một số tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, buồn nôn, dị ứng…

- Thuốc tăng thải trừ axit uric: Thường gặp như Probenecid, Benzbromaron… Các thuốc này không sử dụng cho người bị suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, người bị gút mạn tính đã có hạt tophi…

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh gút cần tuân theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh gút cần tuân theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Dùng TPBVSK Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gút hiệu quả

Hiện nay, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút ở chân và ngăn ngừa tái phát, nhiều người tìm đến phương pháp từ thảo dược. Nổi bật trong số đó là TPBVSK Hoàng Thống Phong đã được nhiều người bệnh gút lựa chọn sử dụng gần 15 năm qua.

TPBVSK Hoàng Thống Phong có thành phần từ thảo dược như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu, hạ khô thảo... giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau do gút, giảm axit uric máu, tăng cường chức năng gan thận.

Năm 2010, Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả sau 6 tháng sử dụng cho thấy: 96,4% người dùng giảm sưng đau khớp do gút; 88,9% người dùng có nồng độ axit uric máu trở về ngưỡng ổn định và không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân hiệu quả

TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân hiệu quả

Để cải thiện các triệu chứng bệnh gút ở chân, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Ngoài ra, đừng quên kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong mỗi ngày giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng đau khớp và đẩy lùi bệnh gút hiệu quả nhé.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.