Nhiều lái xe không chịu... ngậm ống thổi

Vi phạm quy định về nồng độ cồn kéo theo nhiều vi phạm khác gây tai nạn giao thông như: Vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường... Điều đáng nói là, pháp luật hiện hành chưa có chế tài cưỡng chế bắt buộc người vi phạm phải thử máu nếu không chấp hành việc thổi hơi vào ống thổi...

Vi phạm quy định về nồng độ cồn kéo theo nhiều vi phạm khác gây tai nạn giao thông như: Vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường... Điều đáng nói là, pháp luật hiện hành chưa có chế tài cưỡng chế bắt buộc người vi phạm phải thử máu nếu không chấp hành việc thổi hơi vào ống thổi...

Xế xỉn. Ảnh minh họa

Đã không chịu thổi lại còn chửi bới

Tai nạn giao thông (TNGT) vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Mỗi năm ở nước ta trung bình TNGT làm chết 11.000 người và bị thương gần 30.000 người, thiệt hài tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến TNGT là do người điều khiển phương tiện giao thông đã uống rượu bia, dẫn tới say vẫn điều khiển  phương tiện.

Vi phạm quy định về nồng độ cồn kéo theo nhiều vi phạm khác gây tai nạn giao thông như: Vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường... và cũng là nguyên nhân dẫn đến các hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Năm 2010, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 29.713 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn. Trong 6 tháng đầu năm 2011, 24.647 trường hợp vi phạm bị xử lý.

Riêng tháng An toàn giao thông năm 2011, lực lượng chức năng đã tập trung cao điểm xử lý vi phạm về nồng độ cồn, kết quả đã xử lý được 12.102 trường hợp lái xe vi phạm, phân bố ở khắp các địa phương như Tây Ninh, Hà Nội, Cà Mau, Bình Dương, Phú Thọ, Trà Vinh, Vĩnh Phúc...

Tuy nhiên, thực tế việc xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Vi phạm quy định về nồng độ cồn vẫn mang tính phổ biến. Việc sử dụng rượu bia đã được coi là một phong tục, tập quán lâu đời của người Việt Nam, được phổ biến rộng rãi trên khắp mọi miền Tổ quốc và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Hơn nữa, nhiều người điều kiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chưa nhận thức đầy đủ về tác hại và mối liên hệ trực tiếp của rượu bia đối với vấn đề TNGT, chưa nắm được quy định của pháp luật cũng như chế tài xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe, nhất là đối tượng lái xe là người dân tộc do công tác tuyền truyền còn hạn chế.

Một số người mặc dù biết được tác hại của rượu bia khi điều kiển phương tiện, biết được chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quá nồng độ cồn khi lái xe nhưng vẫn cố tình vi phạm chủ quan cho rằng vẫn làm chủ được hành vi, làm chủ được tay lái.

Ông Lê Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Ninh Bình than phiền: “Sẵn có hơi men người điều khiển phương tiện giao thông thiếu bình tĩnh, thiếu văn hóa khi bị kiểm tra, sẵn sàng chống đối hoặc bỏ chạy không chấp hành sự bị kiểm tra. Có một số lái xe còn chống đối bằng cách không chịu thổi hơi đo nồng độ rượu, thổi không hơi, lại còn văng tục, chửi thề... Đau đầu hơn, họ còn gọi điện thoại kéo cả họ hàng, bạn bè ra chống đối...”.

Để tháo gỡ tình trạng “bó tay”

Pháp luật hiện hành chưa có chế tài cưỡng chế bắt buộc người vi phạm phải thử máu nếu không chấp hành việc thổi vào ống thổi... Điều đó đã gây không ít khó khăn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trang bị phương tiện, máy móc kiểm tra nồng độ cồn vẫn còn thiếu nhiều và chất lượng còn chưa đồng bộ.

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với mỗi trường hợp vi phạm thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian, đối tượng bị yêu cầu kiểm tra thường không chấp hành và hay có những biểu hiện chống đối, thậm chí còn chống lại người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác phát sinh.

Trong cuộc hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát người điều kiển phương tiện cơ giới đường bộ uống rượu bia” do Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia tổ chức hôm qua - 15/11 tại Hà Nội, ông Đặng Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia, Bộ Tư pháp đã đưa ra khuyến nghị về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.

Theo đó, tiếp tục hoàn thiện quy định chế tài trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông theo hướng nghiêm khắc, đầy đủ, chặt chẽ hơn xuất phát từ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và đáp ứng yêu cầu của thực tế xã hội trong đấu tranh với loại vi phạm pháp luật này.

Ông Sơn cũng kiến nghị nên bổ sung chế tài hình sự đối với hành vi sử dụng rượu bia làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng kèm với đó là tước bằng lái vĩnh viễn... Đặc biệt, nếu người vi phạm là cán bộ công chức thì việc kết hợp chặt chẽ xử lý hình sự, hành chính với trách nhiệm kỷ luật là cần thiết.

Đến năm 2015 giảm 97% lái xe uống rượu, bia khi lái xe

Theo “Mục tiêu kế hoạch Phòng chống và kiểm soát người điều kiển phương tiện cơ giới đường bộ, sử dụng rượu, bia giai đoạn 2012-2015” sẽ giảm 50% số vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến uống rượu, bia; Giảm  50% số người bị chết do tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia; Giảm 70% tỷ lệ người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn; Lái xe không uống rượu, bia khi lái xe giảm 97%...

Thùy Dương

Đọc thêm