Những phát minh làm thay đổi thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lịch sử luôn tràn ngập những phát minh tình cờ làm thay đổi cuộc sống của cả thế giới. Cuộc sống của chúng ta sẽ không được giống như ngày nay nếu không có sự xuất hiện những phát minh này.
Những phát minh làm thay đổi thế giới

Đèn Neon

Các thuật ngữ "ánh sáng neon" và "dấu hiệu neon" hiện nay thường được áp dụng cho chiếu sáng điện kết hợp các ống thủy tinh kín chứa argon, hơi thủy ngân hoặc các loại khí khác thay vì neon.

Các thuật ngữ "ánh sáng neon" và "dấu hiệu neon" hiện nay thường được áp dụng cho chiếu sáng điện kết hợp các ống thủy tinh kín chứa argon, hơi thủy ngân hoặc các loại khí khác thay vì neon.

Đèn Neon hay đèn huỳnh quang được Georges Claude - nhà vật lý và hoá học người Pháp, phát minh. Quy trình rất đơn giản bao gồm: ống tuýp, bề mặt phủ bột huỳnh quang, chứa một hoặc nhiều loại khí. Khi một dòng điện chạy qua, bột huỳnh quang sẽ chuyển thành ánh sáng. Được giới thiệu tại Triển lãm Thế giới 1910, phát minh này gân ấn tượng mạnh và nhanh chóng được ứng dụng, đặc biệt là các biển hiệu thương mại phát sáng - thứ nhanh chóng xâm chiếm thành phố.

Máy vi tính

Năm 1928, nhà toán học người Anh Alan Mathison Turing công bố một bài báo mang tính sáng lập về chiếc máy ông vừa tạo ra, một chiếc máy vạn năng có thể lập trình mang tên ông. Thế chiến thứ hai kéo theo một cuộc cách mạng kỹ thuật nhanh chóng, vì nó cho thấy cần phải có những chiếc máy nhanh hơn và khoẻ hơn máy tính mạch điện. Chính vì vậy, những mạch điện tử đầu tiên xuất hiện và tính toán số thay thế tính toán tương đồng.

ENIAC là một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2.8 mét và rộng vài mét. ENIAC bao gồm: 18.000 đèn điện tử, 1.500 công tắc tự động, cân nặng 30 tấn, và tiêu thụ 140KW giờ.

ENIAC là một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2.8 mét và rộng vài mét. ENIAC bao gồm: 18.000 đèn điện tử, 1.500 công tắc tự động, cân nặng 30 tấn, và tiêu thụ 140KW giờ.

Năm 1946, ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) - máy vi tính điện tử đầu tiên, được Presper Eckert và John William Mauchly tạo ra.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai trở thành một trong những biện pháp kế hoạch hoá gia đình được sử dụng nhiều hiện nay.

Thuốc tránh thai trở thành một trong những biện pháp kế hoạch hoá gia đình được sử dụng nhiều hiện nay.

Thuốc tránh thai (Enovid) được bác sĩ người Mỹ Gregory Pincus tạo ra từ sự kết hợp nội tiết tố (progesterone và estrogen) để ngăn sự rụng trứng. Lần đầu tiên, phụ nữ có thể kiểm soát việc sinh con một cách đơn giản và đáng tin cậy. Năm 1965, hơn 1/4 phụ nữ Mỹ dưới 45 đã sử dụng nó. Phụ nữ Pháp thì phải chờ nước Pháp cho phép thuốc này được sử dụng vào năm 1967 với Luật Neuwirth. Thuốc tránh thai được phép bán cho trẻ vị thành niên từ năm 1974.

Nhân bản vô tính

Cừu Dolly - động vật có vú nhân bản đầu tiên trên thế giới.

Cừu Dolly - động vật có vú nhân bản đầu tiên trên thế giới.

Nhân bản vô tính đàu tiên và sự kết hợp gen phân tử được tạo ra vào những năm 1970. nàh sinh vật học người Anh J.B.Gurdon là người đầu tiên nhân bản vô tính ếch nhờ chuyển nhân tế bào khu biệt vào một noãn bào. Năm 1996, Ian Wilmut người Scotland, thuộc Roslin Institute, tạo ra cừu cái Dolly - động vật có vú nhân bản đầu tiên. Những kỹ thuật này đã mở đường cho nỗ lực nhân bản người, có tiến bộ đáng kể vào những năm 2000 nhưng sau đó gây ra nhiều tranh cãi về đạo đức.

Web

Vào những năm 1960, khi chiến tranh lạnh diễn ra khốc liệt, Không quân Hoa Kỳ yêu cầu một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu tạo ra mạng lưới liên lạc có thể chịu được một cuộc tấn công hạt nhân. Gần 30 năm trôi qua, vào năm 1989, mới có bản phác thảo đầu tiên của web. Nhà nghiên cứu người Anh Timothy John Berners-Lee đề xuất hệ thống quản lý thông tin có tên World Wide Web, sử dụng hypertext (siêu văn bản) để trao đổi tài liệu công nghệ thông tin và đơn giản hoá việc liên lạc giữa các nhà vật lý.

Từ năm 1990, ông cùng Robert Cailliau phát triển những công nghệ chính của web như: URL (địa chỉ web), http (giao thức truyền tải siêu văn bản) và HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Đây được coi là "vụ nổ lớn" về công nghệ có thể so sánh với cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.

Điện thoại di động

Điện thoại di động sinh ra đã làm thay đổi thói quen liên lạc và góp phần xoá bỏ khoảng cách giữa khu vực riêng tư và phạm vi công cộng. Tiến sĩ Martin Cooper - nhà nghiên cứu của thương hiệu Motorola, phát minh ra chúng vào thập niên 1970. Sau đó, điện thoại di động trở nên nhỏ dần từ những năm 1990 và thu hút lượng công chúng sử dụng ngày càng đông đảo. Vào năm 2014, ước tính có hơn 7 tỷ người dùng điện thoại di động trên toàn thế giới.