Những quy định “không giống ai” ở Trung Quốc

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ luôn nảy sinh những cái mới, hệ thống pháp luật theo đó cũng phải được bổ khuyết để điều chỉnh các mối quan hệ đó cho phù hợp, tránh những xung đột xảy ra. Tuy vậy, cũng có không ít những quy định khiến người ta chết cười vì nó chẳng giống ai như trong những quy định dưới đây của Trung Quốc mà báo chí nước này tổng hợp lại.

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ luôn nảy sinh những cái mới, hệ thống pháp luật theo đó cũng phải được bổ khuyết để điều chỉnh các mối quan hệ đó cho phù hợp, tránh những xung đột xảy ra. Tuy vậy, cũng có không ít những quy định khiến người ta chết cười vì nó chẳng giống ai như trong những quy định dưới đây của Trung Quốc mà báo chí nước này tổng hợp lại.

Lãnh đạo là nam giới không được có thư ký nữ: Tháng 7/2003, thành phố Tứ Xuyên đưa ra quy định không cho phép lãnh đạo là nam giới được sử dụng thư ký nữ. Lý do: Vừa nhằm tránh trường hợp nữ giới làm việc cạnh cán bộ bị quấy rối; vừa tránh áp lực cho cán bộ khi bên cạnh có nữ thư ký xinh tươi.

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Khỉ cũng có bộ quy tắc hành xử: Tháng 1/2004, trước tình trạng lũ khỉ ở khu vui chơi Long Trì Thành Đô (Tứ Xuyên) thường lôi kéo, giật đồ, tốc váy khách du lịch nữ… chính quyền tại đây đã xây dựng một bộ quy tắc hành xử lịch sự cho khỉ, gồm các điều: Khỉ phải lịch sự, văn minh tiếp đón du khách; không được quấy rối du khách; phải làm vui cho người; không được đánh lộn, tụ tập gây rối; không được kêu gào cướp đồ du khách…

Giáo viên và học sinh khác giới không được tiếp xúc riêng: Tháng 3/2004, sở giáo dục khu Tư Dương (Ích Dương, Hồ Nam) đưa ra “tám điều cấm kị” để quản lí giáo dục, trong đó quy định “nghiêm cấm lợi dụng quan hệ thày trò để phụ đạo, nói chuyện riêng, khiếm nhã với nữ sinh”. Sau khi sự việc một thầy giáo có hành vi khiếm nhã với 21 nữ sinh bị phát hiện 3 tháng sau đó, huyện Lâm Hạ Cam Túc còn mạnh tay hơn: Nghiêm cấm thầy trò khác giới tiếp xúc riêng.

Hàng nhu yếu phẩm không được khuyến mãi đặc biệt: Tháng 11/2007 xảy ra sự kiện người dân chen nhau mua đồ giảm giá tại cửa hàng của một chuỗi siêu thị ở Trùng Khánh khiến 3 người chết và 31 người bị thương. Ngay sau đó, cục mậu dịch thành phố Hàng Châu đã triệu tập cuộc họp, nhấn mạnh: Các đồ nhu yếu phẩm như gạo, dầu, muối, thịt, trứng không được liệt kê vào danh sách giảm giá đặc biệt.

Bị sa thải nếu vòng eo quá 89cm: Tháng 6/2004, đội tuần tra biên phòng thuộc sở công an thành phố Cáp Nhĩ Tân đưa ra mệnh lệnh “giảm béo” bằng quy định “những cảnh sát đang trong biên chế có vòng eo lớn hơn 89cm sẽ bị sa thải”.

Nghiêm cấm dùng tiền công quỹ để đánh mạt chược: Mạt chược là một kiểu đánh bài ưa thích của người Trung Quốc. Có lẽ do tình trạng sử dụng tiền công để chơi mạt chược của cán bộ sở xây dựng thành phố An Khang (Thiểm Tây) quá phổ biến khiến sở này phải ra một thông báo “nghiêm cấm dùng tiền công qũy đánh mạt chược”.

Cắt tóc gội đầu chỉ được mát xa từ vai trở lên: Tháng 11/2004, Cục kiểm soát chất lượng thành phố Quảng Châu đưa ra “quy phạm phục vụ cắt tóc gội đầu”: Nếu dưỡng da thì chỉ được làm ở phần mặt, nếu cắt tóc thì chỉ được mát xa từ vai trở lên, mát xa ở các vị trí khác trên cơ thể thì phải có những giấy chứng nhận liên quan khác mới được phép.

Mở tiệc không được vượt quá 8 bàn: Tháng 4/2005, thành phố Túc Thiên đưa ra quy định: Khi có việc ma chay lễ tết, đám xin cưới hỏi, mở tiệc… nếu là cán bộ thì sau khi phê chuẩn được làm nhiều nhất 5 bàn, nếu là dân thường thì không vượt quá 8 bàn. Nếu vi phạm, cứ mỗi bàn vượt quá sẽ bị phạt 400 - 1000 Nhân dân tệ (khoảng 1 - 3 triệu VNĐ).

Nam nhân viên không được để râu: Tháng 5/2006, phòng giao thông tỉnh Triết Giang ban bố “quy phạm hành vi nhân viên cơ quan” nêu rõ: Toàn bộ nhân viên nam không được để râu; nhân viên nữ không được ăn mặc quá lộ liễu, đi làm không được đi dép lê; không đánh chạy đuổi nhau, hò hét, nói to ở trong phòng, lối đi, cầu thang trong thời gian làm việc; không được đưa trẻ em vào tòa nhà làm việc; trên bàn làm việc không được để những vật dụng không liên quan đến công việc; trong phòng làm việc không được đi dép lê; nhân viên nam không được cởi trần hoặc mặc áo ba lỗ.

Đi xe máy phải đeo bảng “Toàn gia phúc”: Tháng 12/2003, khu Hoàng Châu (thành phố Hoàng Cương) yêu cầu xe mô tô hai bánh chỉ được phép sử dụng cho mục đích gia đình, công việc; nghiêm cấm chở khách. Xe máy khi lưu thông trên đường bắt buộc phải treo ảnh “Toàn gia phúc”, người ngồi trên xe phải là gia thuộc và con cái của người lái xe. Nếu không tuân theo thì được coi là đang chở khách và bị phạt.

Hộ lý bệnh viện khi cười phải hở tám chiếc răng: Năm 2001, bệnh viện nội thành Thẩm Quyến quy định “lễ nghĩa của hộ lí, xây dựng hình tượng mới của nghề hộ lí”: Yêu cầu hộ lí khi cười phải lộ đủ tám chiếc răng.

“Giờ vàng” truyền hình chỉ được phát phim hoạt hình trong nước: Theo thông báo của tổng cục phát thanh truyền hình, bắt đầu từ 1/9/2006, toàn bộ các đài truyền hình trên toàn quốc hàng ngày từ 17h - 20h đều không được phát phim hoạt hình nước ngoài; giới thiệu các thông tin, tiết mục hoạt hình nước ngoài hay đăng danh mục phim hoạt hình nước ngoài. Các phim hoạt hình hợp tác muốn phát vào giờ này phải xin phép cơ quan này phê chuẩn.

Cấm cười trong văn phòng: Tháng 10/2006, Sở tài nguyên môi trường thành phố Li Dương (Giang Tô) đưa ra “ý kiến về kỉ luật nhân viên”: Nhân viên làm việc không được nói chuyện, bàn tán những việc không liên quan đến công việc; không được cười nói trong văn phòng.

Trình độ cấp hai không được kết hôn: Tháng 3/2007, để hạn chế và ngăn chặn tình trạng bỏ học ở cấp hai quá nhiều, chính quyền huyện Bình Hòa (Phúc Kiến) đưa ra thông báo: Các xã, thị trấn, thôn; các ngành giáo dục, dịch vụ, công thương, công an, dân chính, nhà đất không được cấp các giấy chứng nhận dịch vụ, chứng nhận hôn nhân, giấy phép lái xe… cho những thanh thiếu niên chưa học hết phổ thông cơ sở.

Ban đêm không được đi vệ sinh: Trường trung học thuộc thành phố Tân Lạc (Hà Bắc) ra quy định “ban đêm không được đi vệ sinh”. Để đối phó, học sinh đành phải “giải quyết” vào… túi nilon.

12 tư thế đi bộ bị phạt: Tháng 5/2004, tổng đội cảnh sát giao thông tỉnh Tứ Xuyên xây dựng “ý kiến chỉ đạo hướng dẫn xử phạt hành vi vi phạm an toàn giao thông”, trong đó người bộ hành bị phạt từ 5 - 20 NDT nếu: Khi đi qua đường dành cho người đi bộ lúc không có xe cơ giới mà không đi thẳng người; hoặc lúc xe cơ giới gần đến mới đột ngột tăng tốc băng qua, đến nửa đường thì quay lại; khi băng qua đường mà dàn hàng ngang từ 2 người trở lên…

Mỗi cửa hiệu chỉ được treo một bảng hiệu: Tháng 6/2007, huyện Vũ Minh (Nam Ninh) quy định mỗi cửa hàng chỉ được phép có một bảng hiệu, cửa kính của cửa hàng không được dán chữ, cả những dòng chữ như “cần chuyển nhượng cửa hàng” hoặc “kính chào quý khách” cũng không được phép.

Lệnh hạn chế giá mì thịt bò: Tháng 7/2007, bộ phận vật giá thành phố Lan Châu quy định: Giá một bát mì bò to tại tất cả các cửa hàng mì bò bình dân trong thành phố không được vượt quá 2,5 NDT, chênh lệch giá bát nhỏ và bát to là 0,2 nhân dân tệ.

Vi phạm quy luật sinh hoạt không được thuê phòng: Tháng 9/2007, thành phố Bắc Kinh đưa ra “5 điều không cho thuê” đối với người thuê phòng, trong đó có quy định “vi phạm quy luật sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi” thì không được thuê. Quy định ra đời khiến người dân phản đối kịch liệt do một số ngành nghề, công việc chính đáng cũng phải thức khuya dậy sớm, như nhân viên phục vụ trong các cửa hàng mở cửa 24/24, các khu vui chơi giải trí, báo đài truyền hình, biên tập ban đêm, chẳng lẽ những người này không được phép thuê nhà?

Muốn thu hoạch ngô của nhà mình thì phải xin giấy phép: Mùa thu năm 2007, để phòng tránh tình trạng nông dân đốt cây ngô khô sau khi thu hoạch, huyện Thành An (Hà Bắc) quy định muốn cắt bỏ cây ngô thì phải xin giấy phép xử lí.

Ưu tiên công việc cho người ly hôn: Tháng 9/2006, tại trường tiểu học trấn Đồng Hưng (Liêu Linh), sở giáo dục thành phố quy định khi xét tuyển chính thức vào làm việc, trường hợp đã li hôn hoặc chồng/vợ chết mà đang nuôi người vị thành niên thì có thể trực tiếp nhận làm việc không cần thông qua đánh giá. Sau khi quy định ra đời, hơn 60 thầy giáo hợp đồng của trường lục đục làm thủ tục li hôn.

Duy Cường (tổng hợp)