Nitrat là gì?
Không chỉ là những hóa chất có trong thuốc trừ sâu, chất bảo quản hay thạch tín, thủy ngân...có trong thực phẩm thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nitrat vượt ngưỡng hiện hữu trong thực phẩm cũng là một trong những tiền chất gây ra căn bệnh ung thư dạ dày và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như một sát thủ "vô hình” chưa được nhiều người biết đến và hay chủ quan, xem thường.
Nitrat - là muối axit nitric (NO3) có chứa trong đất, nước và động, thực vật hấp thụ từ đó. Do ảnh hưởng tích cực của Nitrat đối với sự tăng trưởng và khả năng sinh sản của cây trồng cũng như rút ngắn thời gian chín sau khi thu hoạch, nên Nitrat được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp dưới dạng phân bón (phân đạm), thuốc kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc, chất bảo quản....
Lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép được đo bằng máy đo dư lượng nitrat SOKES |
Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, dưới tác động của enzyme (hay còn được gọi là men) Nitrat chuyển hoá thành Nitrit (NO2). Nitrit được hấp thụ từ ruột vào máu, kết hợp với hemoglobin trong máu chúng hình thành một hợp chất hóa học mạnh mẽ – metilgemoglobin, gây ra hiện tượng thiếu oxy và tích tụ axit lactic trong các mô cũng như gây ra ngộ độc và đột biến của tế bào.
Ở một khía cạnh khác, Nitrit kết hợp với các acid amin trong thực phẩm tạo thành một họ chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào - nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, quái thai. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người.
Tồn dư Nitrat trong thực phẩm...
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Nitrat có mặt trong các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn thực phẩm. Vốn luôn luôn tồn tại tự nhiên trong mọi thực phẩm và đương nhiên là một phần trong thức ăn hàng ngày, nhưng khi hàm lượng Nitrat trong rau củ quả, thịt cá vượt quá ngưỡng an toàn trở thành độc chất và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Trong khi thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật có thể hạn chế nhờ rửa dưới vòi nước mạnh, gọt vỏ sâu; hay thực phẩm nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng có thể khắc phục được bằng rửa sục nước, đun sôi nấu chín… thì tồn dư Nitrat là một sát thủ vô hình ẩn nấp trong tế bào chủ yếu của thịt, cá rau củ quả, trong thân, lá nên không có cách nào có thể giảm bớt hàm lượng Nitrat dư thừa này.
Không chỉ nhiễm vào sản phẩm trong quá trình nuôi trồng, chăn nuôi mà người ta còn sử dụng tràn lan các hóa chất có gốc Nitrat để bảo quản thực phẩm, ví dụ: dùng phân đạm để ướp hải sản, giữ cho màu sắc được tươi lâu hơn; dùng sămpet (NaN3) để tẩm ướp thịt thiu thối thành thịt tươi, mới vv... Do đó, cơ quan chức năng luôn khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm rau quả, thịt, cá có hàm lượng Nitrat vượt ngưỡng.
Nitrat ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Bản thân Nitrat tự nó không phải là chất gây ung thư, nhưng là nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrit. Vì ít khi có những biểu hiện gây tác hại, triệu chứng tức thì, có thể nhìn thấy ngay được khiến cho người tiêu dùng thực phẩm có tâm lý chủ quan.
Nitrat tích tụ trong cơ thể con người thông qua nguồn thực phẩm ăn hàng ngày dần dần phá huỷ gan, dạ dày, phổi, hệ thần kinh, tim mạch và nội tiết. Nitrat khiến cho các tế bào đột biến và cũng là tác nhân gây viêm tụy, ung thư dạ dày, tuyến tụy, thận, vú, mật và bàng quang.
Do đó, Nitrat cứ hàng ngày "vô hình" gây hại đến sức khỏe con người như vậy và để đến khi phát hiện ra thì thường là quá muộn. Được biết, tại Bệnh viện K (Bệnh viện U bướu Trung ương) đã đưa cảnh báo về mức độ nguy hiểm và nguy cơ gây bệnh ung thư của Nitrat trên trang bìa của sổ khám bệnh.
Trước thực trạng nhiều vấn đề liên quan đến thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng nhức nhối như hiện nay, mỗi người trước tiên hãy tự bảo vệ mình và những người thân trong gia đình để giảm thiểu được những tác động tối đa trước con đường tới giường bệnh với tốc độ ngày càng phi mã mà nguyên nhân phần nhiều là từ nguồn thực phẩm không đảm bảo.