Nơi “gieo mầm” tư duy bình đẳng giới cho thế hệ trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giáo dục bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhận thức và tư duy của thế hệ trẻ. Tại The Dewey Schools, nội dung này được tích hợp khéo léo vào các bài học, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về vai trò và giá trị của bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.

Ngày nay, dù vị thế của phụ nữ đã được nâng cao và khoảng cách giới đang dần thu hẹp, nhưng không ai có thể phủ nhận những bất bình đẳng vô hình vẫn còn tồn tại. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà những định kiến cũ kỹ về giới vẫn âm thầm len lỏi trong đời sống. Từ sự phân biệt trong cơ hội nghề nghiệp cho đến mức chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ, những thực tế này đòi hỏi một cuộc cách mạng giáo dục để thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ.

Theo thống kê năm 2023, tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm 62,9%, thấp hơn nam giới 12,3%. Thu nhập trung bình của nữ giới cũng thấp hơn nam giới 1,1 triệu đồng. Không ít doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi tuyển dụng nữ giới, lo ngại về gián đoạn công việc do thai sản hay chăm sóc gia đình. Những con số này không chỉ phản ánh về hiện trạng bất bình đẳng giới, mà còn cho thấy sự cần thiết của việc giáo dục về bình đẳng giới cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Giáo dục bình đẳng giới qua môn Công dân toàn cầu

Tại The Dewey Schools, nội dung “Bình đẳng giới” được lồng ghép vào chương trình Công dân toàn cầu/ Giáo dục công dân – một môn học quan trọng với mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức đa văn hóa và cơ hội tiếp cận các vấn đề toàn cầu từ lớp 1 đến lớp 12. Môn học này không chỉ giúp các em nhận thức về sự công bằng mà còn khơi dậy tư duy phản biện và khả năng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Tiết học về “Phá bỏ thành kiến” tại The Dewey Schools Tây Hồ Tây
Tiết học về “Phá bỏ thành kiến” tại The Dewey Schools Tây Hồ Tây

Theo thầy Vũ Đức Anh – giáo viên tại The Dewey Schools Tây Hồ Tây, ở môn học này, giáo viên không chỉ giảng dạy lý thuyết mà còn xây dựng các hoạt động thực tế, giúp các em trải nghiệm và thấu hiểu vấn đề rõ ràng hơn. Qua các câu hỏi mở, các dự án nhóm và các cuộc tranh luận, các em được trang bị không chỉ kiến thức mà còn các kỹ năng cần thiết để trở thành những người lãnh đạo tự tin và có trách nhiệm trong tương lai.

Học sinh The Dewey Schools Tây Hồ Tây thuyết trình về bất bình đẳng giới

Học sinh The Dewey Schools Tây Hồ Tây thuyết trình về bất bình đẳng giới

Đối với khối THCS tại trường, học sinh lớp 9 được học về chủ đề “Phá bỏ thành kiến”, trong đó bình đẳng giới là một nội dung trọng tâm. Trong một tiết học tranh luận mà thầy Vũ Đức Anh tổ chức, với chủ đề: “Vai trò truyền thống của đàn ông và phụ nữ trong gia đình có còn phù hợp trong xã hội hiện đại?”. Học sinh được chia thành hai nhóm tranh biện về câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. “Qua hoạt động này, học sinh không chỉ được khám phá những góc nhìn khác nhau mà còn học cách nhìn nhận vai trò của mỗi giới tính trong gia đình và xã hội với một thái độ cởi mở, biết tôn trọng sự đa dạng ý kiến”- thầy Vũ Đức Anh chia sẻ.

Kết quả của những bài học này không chỉ thể hiện qua kiến thức học sinh tiếp thu, mà còn qua những thay đổi rõ rệt trong tư duy và nhận thức. Em Lê Kỳ Mỹ, học sinh lớp 9 tại The Dewey Schools Tây Hồ Tây, tâm sự: “Trước khi được học về bình đẳng giới, em chưa từng biết rằng trước kia đã có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra vì bất bình đẳng giới. Sau khi học xong rồi, em mới biết trân trọng cuộc sống vì thời đại em sinh ra đã cải thiện hơn xưa rất nhiều. Ngày nay người phụ nữ đã được coi trọng hơn, được quyền sống xứng đáng với nhân phẩm, có thể làm điều mình mong muốn và không sợ hãi. Em nghĩ, bình đẳng giới là chìa khóa để xã hội phát triển mạnh mẽ, công bằng hơn.”

Học sinh tranh luận, làm việc nhóm về chủ đề bài học

Học sinh tranh luận, làm việc nhóm về chủ đề bài học

Đa dạng phương pháp giáo dục, tích hợp bình đẳng giới vào từng hành động

Không dừng lại ở bài học trên lớp, chương trình học tại Dewey Schools còn lồng ghép các nội dung về công dân toàn cầu nói chung và bình đẳng giới nói riêng vào mọi hoạt động học tập cho các em học sinh.

Trích đoạn bài tập do Học sinh The Dewey Schools thực hiện về Bình đẳng giới

Trích đoạn bài tập do Học sinh The Dewey Schools thực hiện về Bình đẳng giới

Ông Dương Hồng Phúc - Hiệu trưởng/Giám đốc Học thuật Chương trình tiếng Việt cấp THCS-THPT The Dewey Schools Tây Hồ Tây cho biết: “Nhà trường đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để học sinh được chia sẻ quan điểm và lắng nghe ý kiến của người khác, đồng thời tổ chức các hoạt động tình nguyện, các dự án xã hội. Kiến thức cũng được lồng ghép liên môn như Lịch Sử, Văn học, Khoa học Xã hội.

Chúng tôi cũng tạo ra một không gian học tập an toàn, tích cực, khuyến khích Học sinh chia sẻ, bày tỏ quan điểm cá nhân và cùng nhau giải quyết vấn đề. Nhà trường đặc biệt khuyến khích sự đa dạng, tạo ra một lớp học cân bằng về giới tính, nền tảng văn hóa để học sinh có góc nhìn đa chiều, được tiếp xúc, học hỏi từ bạn bè xung quanh. Đặc biệt giáo viên sẽ là đội ngũ làm gương, tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và thể hiện sự tôn trọng bình đẳng giới trong mọi hành động, lời nói”.

Giáo viên là đội ngũ làm gương tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới

Giáo viên là đội ngũ làm gương tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới

Thầy Vũ Đức Anh khẳng định, mỗi bài học tại The Dewey Schools đều mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc. Học sinh hiểu được bình đẳng giới không dừng lại ở khẩu hiệu xóa bỏ thành kiến, mà là kêu học hành động cụ thể trong việc trao quyền, chia sẻ trách nhiệm và tạo cơ hội công bằng cho toàn thể cộng đồng, bất kể giới tính.

“Thông qua sự cảm nhận sâu sắc về mọi vấn đề đang diễn ra trong xã hội, học sinh sẽ phát triển các kỹ năng giao tiếp và hợp tác, trở thành những nhà lãnh đạo tự tin và thấu cảm, tư duy phản biện, ứng xử với sự tôn trọng và hành động có trách nhiệm, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng xung quanh mình” - thầy Vũ Đức Anh nói.

Đọc thêm