Phải làm sao nếu sống chung với người hút thuốc lá?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khuyên người thân cai thuốc lá điếu thành công cũng khó như khuyên họ… thay đổi tính nết. Bài toán khó giải này khiến phần lớn nhiều gia đình đều phải bất lực, chấp nhận “sống chung với khói thuốc” và tự an ủi “chừng nào bệnh rồi tính”.

Là một chuyên viên chăm sóc y tế nhiều năm kinh nghiệm, chị N.T. Hạnh* (quận 1, TP HCM) thừa hiểu tác hại của thuốc lá điếu với cơ thể. Tuy nhiên, gia đình chị vẫn bất lực với khói thuốc khi 20 năm qua, chồng chị vẫn đều đặn đốt thuốc mỗi ngày. Dù đã giúp anh thử nhiều biện pháp giảm thèm nicotin như nhai kẹo cao su, tập thể dục, luyện tập thói quen mới… nhưng anh vẫn không thay đổi được thói quen xấu này. Cứ bỏ được vài tuần thì đâu lại vào đấy.

Với hơn 12.000 thành viên mạng xã hội, hiện trên diễn đàn Hội những người bỏ thuốc lá, không khó để tìm thấy những chia sẻ về quá trình cai thuốc lá bất thành, có người thành công, song trong số đó tỷ lệ tái nghiện sau vài tháng hoặc vài tuần cũng chiếm hơn một nửa…

Trên diễn đàn Hội những người bỏ thuốc lá với hơn 12.000 thành viên, không phải ai cũng bỏ thuốc thành công.

Trên diễn đàn Hội những người bỏ thuốc lá với hơn 12.000 thành viên, không phải ai cũng bỏ thuốc thành công.

Bế tắc với người thân dù 90% đều biết rõ tác hại của thuốc lá điếu

Theo ThS.BS Lê Đình Phương - Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học gia đình, Bệnh viện FV, tất cả người hút thuốc đều biết rõ tác hại của khói thuốc, nhưng bị cột chặt vào việc hút và không bỏ được. Nếu muốn bệnh nhân bỏ thuốc lá, BS. Phương cho rằng phải hiểu tâm lý, sinh lý, cảm xúc của bệnh nhân khi hút.

“Có 90% người hút biết rõ tác hại của thuốc lá nhưng bỏ không được, một trong những lý do là nghiện nicotin và nghiện hành vi, thói quen hút thuốc”, BS Phương bổ sung thêm.

Các chuyên gia còn phát hiện ra việc cai thuốc thành công ngoài những hỗ trợ xung quanh, phần lớn phụ thuộc vào ý chí người hút và môi trường, các mối giao tế xã hội. Hút thuốc lá điếu có tính chất lây nhiễm. Chỉ cần có người trong nhóm hút thuốc, sẽ làm những người xung quanh “thèm” trong vô thức. Do đó, theo phản xạ họ sẽ tìm cách hút, hoặc xin thuốc lá của những người xung quanh nếu không có sẵn.

Thực tế cho thấy, nhiều người hút thuốc lá không vượt qua nổi cơn thèm của bản thân, vẫn tiếp tục hút dù đã bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư.

Cấp thiết cần có giải pháp phù hợp hơn cho người đang hút thuốc

Với mục đích sau cùng là người hút thuốc bỏ hoàn toàn thuốc lá, theo nhiều chuyên gia, cần chuẩn bị cho họ giai đoạn sẵn sàng bằng cách giảm dần, kết hợp nhiều biện pháp giảm nguy cơ đi kèm.

Đánh giá vấn đề này, PGS.TS.BS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương phân tích, với người đang hút hoặc nghiện thuốc lá, cần giải pháp khả thi hơn để giúp giảm tác hại do khói thuốc, thay vì cố gắng ngăn cấm tuyệt đối.

Đồng tình với BS Quảng, BS Phương bổ sung thêm: “Không có một thế giới không có thuốc lá. Do đó giải pháp giảm thiểu thuốc lá bằng những sản phẩm thay thế thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu là rất cần thiết”.

Tạp chí khoa học Science Direct mới đây công bố một nghiên cứu được giới chuyên gia đặc biệt quan tâm. Theo nghiên cứu này, người dùng thuốc lá điếu đã dần nhận thức được các sản phẩm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử giảm nguy cơ hơn đáng kể so với thuốc lá điếu. Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia trong thời gian 3 năm từ 2016 đến hết 2019.

Cùng năm này, FDA Hoa Kỳ cũng đã chấp thuận cho một số sản phẩm thuốc lá làm nóng được phép kinh doanh và công bố giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại và phù hợp với sức khỏe cộng đồng. Công bố này của FDA nhằm giúp người đang hút thuốc lá điếu chuyển đổi hoàn toàn sang các sản phẩm chứa ít chất gây hại hơn.

Thông tin tích cực này vun đắp thêm kỳ vọng cho nhiều người hút thuốc lá trên toàn cầu rằng sản phẩm sẽ được cung cấp hợp pháp. Tại Việt Nam, người dùng cũng có kỳ vọng tương tự: Trong một khảo sát mới đây do VnExpress thực hiện với gần 5.000 người hút thuốc tham gia, hơn 90% ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp ít tác hại hơn cho người vẫn muốn hút thuốc lá.

Có 91% ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp ít tác hại hơn cho người vẫn muốn hút thuốc lá.

Có 91% ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp ít tác hại hơn cho người vẫn muốn hút thuốc lá.

“Là một nhân viên y tế, mình hiểu rõ, nếu có cách giảm hại cho chồng và tránh hại cho gia đình, người thân xung quanh thì đối với mình đó là tín hiệu đáng mừng”, chị Hạnh chia sẻ niềm hy vọng sau khi chồng tham gia khảo sát trên.

Hơn 5 năm qua, tình trạng buôn lậu các mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng đã diễn ra sôi nổi, tinh vi tại thị trường chợ đen. Trước thực trạng này, sau nhiều cuộc thảo luận, các bộ ngành liên quan đều đồng ý cần phải sớm có cơ chế quản lý sản phẩm này. Thế nhưng đến nay, người tiêu dùng vẫn đang mong ngóng từng ngày để được tiếp cận với những sản phẩm chính danh cũng như được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng như với những người đang hút thuốc lá điếu.

* Tên nhân vật đã thay đổi