Tháng 8 vừa qua, cô Phó – một người dân sống ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc - đã mua 4 quả cà chua ở chợ về nấu ăn. Ngày hôm đó, cô đã dùng hết 3 quả, còn thừa một quả cô để trong bếp và quên mất sự tồn tại của nó.
Cho đến tháng 9, khi vô tình tìm thấy quả cà chua trong bếp, người phụ nữ này không khỏi thảng thốt. Nguyên nhân là bởi tính đến thời điểm đó, cô mua quả cà đã được 30 ngày và nó vẫn tươi ngon như lúc mới mua về, không hề có bất cứ dấu hiệu ủng, thối.
Vì hiếu kỳ, cô Phó bắt đầu ghi chép lại quá trình biến hóa của quả cà chua trên mạng xã hội. Tính đến ngày 5/11, quả cà chua của cô Phó đã “sống” thêm được 79 ngày đêm và vẫn chưa hề “biến sắc”.
Không ít cư dân mạng nhìn thấy quả cà chua của cô Phó đều vô cùng kinh ngạc và có chung một thắc mắc, bằng cách nào quả cà chua có thể “trường sinh bất lão” được đến như vậy. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp những sự vật, hiện tượng kỳ lạ khó lý giải.
Tuy nhiên, việc cô Phó phát hiện cà chua để hơn 2 tháng vẫn tươi ngon trong bối cảnh lợi ích đồng tiền làm hoa mắt nhiều người như hiện nay, người tiêu dùng không tin là không có nguyên nhân.
Trong điều kiện bình thường, cà chua chỉ có thể để nhiều nhất là 1 tuần. Trong điều kiện được bảo quản tốt, thời gian có thể kéo dài thêm vài ngày nhưng tuyệt đối không có chuyện một quả cà bình thường có thể “thọ” đến 79 ngày.
Rau củ quả ngày càng để được lâu
Trong vai một người đi mua hàng, phóng viên Tân Hoa xã đến một khu chợ rau tại Tế Nam để tìm hiểu về hiện tượng rau củ quả tươi và để được lâu hơn đang diễn ra phổ biến tại Trung Quốc.
“Đúng là rất nhiều loại rau quả hiện nay để được rất lâu mà không hề có dấu hiệu bị hỏng. Cách đây không lâu tôi có mua một ít cải thảo, để hơn 20 ngày mà lá không hỏng”, một bà nội trợ họ Trương cho hay.
“Trước đây, rau củ để 2-3 ngày không ăn đã phải bỏ đi rồi. Giờ tôi cũng không biết phải làm sao, biết là độc hại nhưng cũng không thể không ăn."
Khả năng dùng các loại thuốc độc hại để bảo quản rất cao
Cho đến tháng 9, khi vô tình tìm thấy quả cà chua trong bếp, người phụ nữ này không khỏi thảng thốt. Nguyên nhân là bởi tính đến thời điểm đó, cô mua quả cà đã được 30 ngày và nó vẫn tươi ngon như lúc mới mua về, không hề có bất cứ dấu hiệu ủng, thối.
Vì hiếu kỳ, cô Phó bắt đầu ghi chép lại quá trình biến hóa của quả cà chua trên mạng xã hội. Tính đến ngày 5/11, quả cà chua của cô Phó đã “sống” thêm được 79 ngày đêm và vẫn chưa hề “biến sắc”.
Không ít cư dân mạng nhìn thấy quả cà chua của cô Phó đều vô cùng kinh ngạc và có chung một thắc mắc, bằng cách nào quả cà chua có thể “trường sinh bất lão” được đến như vậy. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp những sự vật, hiện tượng kỳ lạ khó lý giải.
Tuy nhiên, việc cô Phó phát hiện cà chua để hơn 2 tháng vẫn tươi ngon trong bối cảnh lợi ích đồng tiền làm hoa mắt nhiều người như hiện nay, người tiêu dùng không tin là không có nguyên nhân.
Trong điều kiện bình thường, cà chua chỉ có thể để nhiều nhất là 1 tuần. Trong điều kiện được bảo quản tốt, thời gian có thể kéo dài thêm vài ngày nhưng tuyệt đối không có chuyện một quả cà bình thường có thể “thọ” đến 79 ngày.
Rau củ quả ngày càng để được lâu
Trong vai một người đi mua hàng, phóng viên Tân Hoa xã đến một khu chợ rau tại Tế Nam để tìm hiểu về hiện tượng rau củ quả tươi và để được lâu hơn đang diễn ra phổ biến tại Trung Quốc.
“Đúng là rất nhiều loại rau quả hiện nay để được rất lâu mà không hề có dấu hiệu bị hỏng. Cách đây không lâu tôi có mua một ít cải thảo, để hơn 20 ngày mà lá không hỏng”, một bà nội trợ họ Trương cho hay.
“Trước đây, rau củ để 2-3 ngày không ăn đã phải bỏ đi rồi. Giờ tôi cũng không biết phải làm sao, biết là độc hại nhưng cũng không thể không ăn."
Khả năng dùng các loại thuốc độc hại để bảo quản rất cao
Mang theo nghi vấn xung quanh quả cà chua của cô Phó, tìm đến những người nông dân trồng rau củ quả, phóng viên Tân Hoa xã được một nông dân họ Lữ (Sơn Đông) cho hay, dù đã làm nông nghiệp 20 năm nhưng chưa bao giờ ông gặp hiện tượng “lạ” như thế này.
“Cà chua nhà tôi nếu hái về mà không bán được ngay, để ở nhà lâu nhất cũng chỉ được 4 – 5 ngày. Nếu phải chuyển hàng đi xa, tôi sẽ hái cà sớm vài hôm, như vậy có thể để được lâu hơn một chút nhưng tuyệt đối không để được quá nửa tháng”, ông Lữ nói.
Trong khi đó, ông Triệu - nông dân chuyên trồng dưa chuột và cà chua ở Duy Phường, Sơn Đông, Trung Quốc cho hay, nhiều khả năng một số dân buôn vì lợi nhuận nên đã nghĩ ra các thủ đoạn khác nhau để kéo dài “tuổi thọ” cho hàng hóa.
“Dân buôn họ thường thu mua cà chua từ khi còn xanh, sau đó ngâm vào thuốc để cho cà chín. Mặc dù màu sắc có thay đổi nhưng thực chất quả cà chưa chín. Loại cà này nhìn rất đẹp và để được rất lâu, sẽ không gây tổn thất cho những người buôn bán hàng.”
Theo Tân Hoa xã, nếu kiểm tra, rà soát lại từng khâu một cách nghiêm túc từ khi trồng cây cho đến khi quả cà chua đến được tay người tiêu dùng, sẽ không khó để phát hiện vấn đề “lạ” nằm ở đâu.
Những quả cà “trường sinh” được phù phép dưới tay ai, ở công đoạn nào, là do người nông dân hay do người vận chuyển, nhà bán buôn hay người bán lẻ... những điều này chỉ cần làm nghiêm, ắt sẽ tìm ra lời giải.
Nhưng, vấn đề căn bản không nằm ở công tác kiểm soát, kiểm duyệt chất lượng thực phẩm của cơ quan chức năng Trung Quốc.
Nguồn cơn của hiện tượng rau củ quả "trường sinh", tác động trực tiếp lên sức khỏe người tiêu dùng này xuất phát từ chính lòng tham của con người.
Vì lợi ích đồng tiền, một bộ phận người Trung Quốc hay thậm chí là cả người Việt Nam đã bất chấp đạo lý, sẵn sàng đầu độc lẫn nhau.
Trong khi đó, ông Triệu - nông dân chuyên trồng dưa chuột và cà chua ở Duy Phường, Sơn Đông, Trung Quốc cho hay, nhiều khả năng một số dân buôn vì lợi nhuận nên đã nghĩ ra các thủ đoạn khác nhau để kéo dài “tuổi thọ” cho hàng hóa.
“Dân buôn họ thường thu mua cà chua từ khi còn xanh, sau đó ngâm vào thuốc để cho cà chín. Mặc dù màu sắc có thay đổi nhưng thực chất quả cà chưa chín. Loại cà này nhìn rất đẹp và để được rất lâu, sẽ không gây tổn thất cho những người buôn bán hàng.”
Theo Tân Hoa xã, nếu kiểm tra, rà soát lại từng khâu một cách nghiêm túc từ khi trồng cây cho đến khi quả cà chua đến được tay người tiêu dùng, sẽ không khó để phát hiện vấn đề “lạ” nằm ở đâu.
Những quả cà “trường sinh” được phù phép dưới tay ai, ở công đoạn nào, là do người nông dân hay do người vận chuyển, nhà bán buôn hay người bán lẻ... những điều này chỉ cần làm nghiêm, ắt sẽ tìm ra lời giải.
Nhưng, vấn đề căn bản không nằm ở công tác kiểm soát, kiểm duyệt chất lượng thực phẩm của cơ quan chức năng Trung Quốc.
Nguồn cơn của hiện tượng rau củ quả "trường sinh", tác động trực tiếp lên sức khỏe người tiêu dùng này xuất phát từ chính lòng tham của con người.
Vì lợi ích đồng tiền, một bộ phận người Trung Quốc hay thậm chí là cả người Việt Nam đã bất chấp đạo lý, sẵn sàng đầu độc lẫn nhau.