1 - Quả chanh Việt Nam chinh phục Nhật Bản
Tháng 3/2018, bất ngờ quả chanh xanh (1) của Việt Nam đã trở thành hiện tượng được chú ý nhất tại Hội chợ Foodex Japan 2018 tổ chức tại Nhật Bản. Những thương nhân Nhật Bản vô cùng bất ngờ, khi quả chanh xanh vốn rất chua và khó chế biến, lại có thể trở thành nhiều chế phẩm phong phú đa dạng đến thế, từ bột chanh gia vị, nước chanh đóng lon, tinh dầu chanh, vỏ chanh sấy, chanh xắt lát sấy…
Những hợp đồng lập tức được ký, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ công nghệ và đầu ra, còn phía Việt Nam lo nguyên liệu lẫn chế biến. Chỉ trong vòng 1 năm tới, những quả chanh Việt Nam sẽ đi vào những sản phẩm chế biến, có mặt trên từng bàn ăn của Nhật Bản, nơi mà các sản phẩm càng gần với nguồn gốc tự nhiên càng được ưa chuộng.
Vậy là, từ một loại quả bình dị, quả chanh đã giúp sản phẩm nguồn gốc nông sản Việt Nam tìm ra chìa khóa công thức tiếp cận thị trường khó tính như Nhật Bản.
2 - Xu hướng ưu tiên sử dụng nông sản trong nước
Kết quả khảo sát của hãng phân tích số liệu hàng đầu thế giới Nielsen về “Sức khỏe và sự nhạy cảm với các thành phần nguyên liệu” cho thấy, đã có sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng Việt: 70% người Việt chú ý tới các thành phần trong thực phẩm và thức uống mà họ tiêu thụ.
Kết quả khảo sát của văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, 78,3% người dân được khảo sát ở 12 tỉnh thành đều lựa chọn mặt hàng nông sản rau, củ, quả... có nguồn gốc trong nước. Những “chiến dịch” kêu gọi “giải cứu nông sản” cho người nông dân hầu hết đều thu lại kết quả tích cực. Nhưng làm thế nào để biến những chiến dịch giải cứu nhỏ lẻ trở thành xu thế chủ đạo?
Với dân số hơn 90 triệu người, thị trường nội địa Việt Nam thừa khả năng tiêu thụ nông sản do người nông dân sản xuất ra. Thế nhưng, nghịch lý là theo tính toán của Bộ NN&PTNT, bình quân mỗi ngày, Việt Nam chi khoảng 91 tỷ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu, chủ yếu từ Thái Lan và Trung Quốc.
Nhiều người sẽ còn băn khoăn hơn khi biết rằng, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 1,7 tỷ USD. Đồng nghĩa với việc, cứ xuất khẩu 3 phần giá trị, thì Việt Nam lại chi phí mất một phần cho nhập khẩu.
Những mâu thuẫn kể trên, thực ra hoàn toàn có thể lý giải. Đó là các nhà cung cấp trong nước còn quá nghèo nàn về giải pháp chế biến, và người tiêu dùng mặc dù hướng về nông sản nội, nhưng có quá ít lựa chọn tiêu dùng.
Trân châu sợi được làm từ bột sắn trong trà sữa TocoToco |
Trong bối cảnh đó, thương hiệu TocoToco nổi lên là một dẫn chứng về việc sử dụng chính nguồn nông sản Việt Nam để mang tới cho người tiêu dùng Việt thêm một lựa chọn đồ uống thời thượng – trà sữa. Các nguyên liệu từ nông sản rất dồi dào của Việt Nam như sắn (chế biến thành hạt trân châu), trà xanh, trà đen, quả dâu tằm, quả xoài... được khai thác để tạo nên hương vị và chất lượng rất riêng cho từng ly trà sữa TocoToco.
Chỉ tiếc rằng, những nỗ lực như thế còn quá ít ỏi.
3 - Sau quả chanh, sao không là củ sắn, lá trà?
Những chế phẩm từ quả chanh thuyết phục thị trường Nhật Bản, những ly trà sữa được giới trẻ chào đón, cho thấy giá trị nông sản nằm ở việc chế phẩm sau thu hoạch sẽ đa dạng ra sao. Và câu chuyện tiếp theo, rất có thể sẽ là củ sắn, lá trà xanh – những nông sản vốn rất sẵn và rất rẻ ở thị trường trong nước, sẽ vươn mình bước ra Thế Giới trong những sản phẩm đô ăn uống đạt chuẩn quốc tế.
Củ sắn đang là nông sản nữ hoàng của Việt Nam – ít người biết điều này. Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu sắn và các chế phẩm từ sắn Việt Nam tính từ năm 2013 đến nay bình quân đã đạt trên 1 tỷ USD-đã đứng thứ 2 trên thế giới – một cuộc bứt phá ngoạn mục.
Trà xanh, nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ngành ẩm thực Việt Nam |
Lá trà xanh – hơn cả một loại nguyên liệu làm đồ uống, từ lâu đã được thế giới xem như thảo dược, bởi vô số công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, trong đó nổi bật nhất là chống lão hóa và ngăn chặn ung thư. Trong khi đó, những vùng chè nổi tiếng của Việt Nam như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lâm Đồng… mỗi năm cung cấp 500.000 tấn chè khô, đứng thứ 5 thế giới, nhưng với giá chỉ bằng 50-60% thị trường.
Một lần nữa, việc sử dụng nguyên liệu trà trong các sản phẩm đồ uống được giới trẻ ưa thích, là lối ra đáng suy nghĩ cho loại nông sản quý này.
Trong ngành “kinh doanh dịch vụ đồ uống”, thương hiệu trà sữa TocoToco đã tiên phong trong việc sử dụng nguồn nông sản Việt. Trong khi rất nhiều thương hiệu trà sữa tại Việt Nam được nhượng quyền từ nước ngoài, thì các nhà sáng lập và chuyên gia của TocoToco đã bắt tay tìm kiếm các vùng nguyên liệu trên khắp Việt Nam như trà xanh, sắn dây và nhiều vùng trái cây lớn như Đà Lạt để tạo ra những ly trà sữa chất lượng mang đậm hương vị Việt. Hành trình này đã đóng góp một phần rất lớn vào công cuộc tái thiết một “con đường nông sản” thực sự của Việt Nam.
Con đường nông sản đó, có thể bắt đầu từ một sự tình cờ khám phá như quả chanh nhỏ lăn tròn. Nhưng chắc chắn, phần còn lại phải dựa rất nhiều vào sự trân trọng. Như là khi bạn trẻ cầm một ly trà sữa rất hợp mốt trên tay, rồi thích thú biết rằng, trong cốc trà ấy có củ sắn, lá trà, trái dâu tằm của chính người nông dân Việt Nam trồng, trên chính Tổ quốc mình.
(1) Có 2 loại chanh vàng và xanh. Chanh vàng (lemon) thường trồng ở các nước ôn đới, quả to mọng nước. Chanh xanh (lime) phổ biến ở những nước ôn đới, như Thái Lan, Việt Nam, Lào… quả nhỏ, nhưng hàm lượng vitamin A và C cũng cao hơn hẳn chanh vàng.