Theo đánh giá của Tỉnh ủy Quảng Nam, qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW và 6 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, cấp ủy và chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ bìến, giáo dục pháp luật, do đó đã có sự chỉ đạo tích cực, quan tâm về bố trí nhân lực, đầu tư kinh phí, trang thiết bị tuyên truyền, tài liệu cơ bản đảm bảo.
Với sự chỉ đạo tập trung của các cấp ủy nên huy động được hệ thống chính trị tham gia công tác này, xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời góp phần bảo đảm sự công khai, minh bạch của các chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật.
Đến nay, sau khi được củng cố kiện toàn, cấp huyện có 385 báo cáo viên; trong đó 1/3 có chuyên môn là đại học luật; 2/3 còn lại đã tốt nghiệp đại học khác nhưng thâm niên công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở cũng được quan tâm hướng dẫn kiện toàn, có sự trưởng thành nhất định, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, đến nay toàn tỉnh có 2.574 tuyên truyền viên. Bên cạnh việc kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Sở Tư pháp hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên cơ sở theo đúng quy định nhằm đáp ứng yêu cầu nhỉệm vụ trong tình hình mới.
Trong những năm qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm. Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp kính phí ổn định cho cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp tỉnh trung bình 120 triệu đồng/năm để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật và đảm bảo cho các hoạt động tham mưu chỉ đạo, đíều hành, hướng dẫn.
Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, hầu hết các địa phương đã điều chỉnh mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Kinh phí bình quân cho mỗi huyện là 50 triệu đổng/năm. Một số địa phương, có sự quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác này cao hơn, như các đơn vị Núi Thành, Đại Lộc, Phú Ninh, Duy Xuyên, Hội An, Tam Kỳ. Ngoài ra, để bảo đảm cho công tác PBGDPL, tỉnh cũng trang bị máy móc, đèn chiếu, xây dựng các trang web để tuyên truyền pháp luật; huy động các doanh nghiệp tài trợ pano, áp phích, băng rôn…treo tại một số địa bàn trọng điểm vào những dịp cao điểm.
Tỉnh ủy Quang Nam nhận định, sau 15 năm thực hiện Chị thỉ 32- CT/TW tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân được nâng lên đáng kể. Công tác phổ bìến, giáo dục pháp luật những năm qua giúp cập nhật và thông tin kịp thời các quy định của pháp luật đến với các đối tượng bằng những hình thức phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thay đổi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên Quảng Nam cũng nhận diện rõ những khó khăn như nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác PBGDPL còn chưa đúng mức, báo cáo viên còn kiêm nhiệm chưa chuyên sâu, nguồn kinh phí còn hạn chế, việc xã hội hóa PBGDPL chưa thực hiện thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ…
Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên; tập trung biên soạn các tài liệu tuyên truyền; nghiên cứu tổ chức lại bộ máy, biên chế lại mô hình, bộ máy làm công tác tuyên truyền sao cho hiệu quả hơn…