Luật thủ đô quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; xác định Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
|
Khuê Văn Các là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội |
Vấn đề quản lý dân cư, đặc biệt là vấn đề nhập cư ở nội thanh vốn được cử tri cả nước theo dõi rất kỹ lưỡng trong các phiên thảo luận về dự luật đã được quy định cụ thể tại Dự luật được thông qua như sau: Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành: a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú. b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản 4 Điều này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê.
Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định, đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng; Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.
Luật thủ đô cũng quy định cụ thể về vấn đề xây dựng quy hoạch, các chính sách gìn, phát triển văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng... của thủ đô.
Nhật Thanh