9 món ăn truyền thống đem lại may mắn trong năm mới

(PLVN) - Đậu mắt đen, đậu lăng, mì soba… là những món ăn được cho là phải ăn trong dịp năm mới để mang lại may mắn.

Hoppin' John

Ảnh: Bhofack2 / Getty
 Ảnh: Bhofack2 / Getty

Hoppin' John thường là sự kết hợp của đậu mắt đen, cơm và thịt lợn, có nguồn gốc từ những người nô lệ Châu Phi đến Mỹ vào thế kỷ 19, phổ biến ở bang Nam Carolina.

Món ăn này có thể liên quan đến lễ mừng năm mới vì những người nô lệ châu Phi đã nấu và ăn nó trong khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi của họ. Món ăn này sau đó có thể đã được phát triển thành một bữa ăn may mắn, theo tờ Washington Post.

Cái tên kỳ lạ của nó Hoppin’ John vốn thực ra là từ "paw- peejohn" - và có thể đã nghe như "hoppin' John" để nói được dễ dàng hơn trong tiếng Anh.     

Hình dạng hạt đậu mắt đen tương tự như đồng tiền xu (cũng có các truyền thống khác là ăn 12 hạt đậu vào năm mới - một hạt cho mỗi tháng - để cầu may mắn), trong khi màu xanh lá cây tượng trưng cho tiền và bánh ngô tượng trưng cho vàng.

Bánh vua

Một chiếc bánh vua được hoàn thiện. Ảnh: Tom McCorkle cho The Washington Post qua Getty Images.

Một chiếc bánh vua được hoàn thiện. Ảnh: Tom McCorkle cho The Washington Post qua Getty Images.

Những người Louisiana bắt đầu một năm mới của họ bằng một chiếc bánh vua hình nhẫn ngọt ngào phủ đầy kem và rắc đầy màu sắc rồi nướng, với một món đồ trang sức ẩn bên trong. Người may mắn tìm thấy món đồ trang sức được mệnh danh là "vua" hoặc "nữ hoàng" trong ngày.

Các tiệm bánh ở New Orleans và trên toàn quốc bắt đầu bán các món ăn này vào đầu tháng Giêng đến hết Thứ Ba Béo. Theo truyền thống, chúng được ăn vào ngày 6/1, được gọi là Đêm thứ mười hai hoặc Lễ hiển linh, lễ kỷ niệm của Công giáo về những món quà của các đạo sĩ dành cho em bé Jesus vào đêm thứ 12 sau khi sinh.

Những chiếc bánh hình bầu dục đơn giản được ăn vào Đêm thứ mười hai có từ thời Cựu thế giới ở Châu Âu, và truyền thống đó đã được đưa đến Châu Mỹ. Vào cuối thế kỷ 19 ở New Orleans, người ta giấu một hạt đậu trong chiếc bánh để trong những quả bóng Mardi Gras. Vào những năm 1940, các cửa hàng bánh mì thương mại bắt đầu sản xuất bánh king cake, và chuyển  từ đậu, hồ đào hoặc nhẫn nướng bên trong thành búp bê sứ và cuối cùng là những em bé bằng nhựa vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. 

Các phiên bản tương tự bánh này là  món vasilopita ở Hy Lạp và Síp - thường được nướng với một đồng xu bên trong và được phục vụ vào ngày đầu năm mới, hoặc là ở Tây Ban Nha (rosca de reyes), Bồ Đào Nha (bola-re) và Pháp (gateau de rois).

Tamales

Món tamales. Ảnh: Aldomurillo / Getty.
 Món tamales. Ảnh: Aldomurillo / Getty.

Tamales, những bó masa nhồi thịt, bọc trong vỏ ngô và hấp, đã trở thành biểu tượng của gia đình, khi các thế hệ thường quây quần trong bếp để làm món ăn tốn nhiều công sức sẽ được ăn suốt kỳ nghỉ lễ. Ở Mexico, kỳ nghỉ lễ này kéo dài từ ngày 12/12, Lễ Đức Mẹ Guadalupe, đến ngày 6 tháng Giêng, Ngày Ba Vua.

Tamales có niên đại từ 8000 đến 5000 năm trước Công nguyên với các nền văn hóa của người Maya và Aztec, và, theo The New York Times, chúng đã du nhâp vào Mỹ qua Los Angeles và San Antonio, và được bán bởi những người bán hàng rong vào những năm 1870 . Những công nhân Mexico nhập cư đã giúp món ăn này lan rộng ra các khu vực khác của đất nước này.

Mì Soba

Mì soba tượng trưng cho một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Ảnh: Christian Gooden/ St. Louis Post-Dispatch/ Tribune News Service qua Getty Images.

Mì soba tượng trưng cho một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Ảnh: Christian Gooden/ St. Louis Post-Dispatch/ Tribune News Service qua Getty Images.

Đầu năm ăn món toshikoshi soba, một món súp với mì kiều mạch "vượt qua năm tháng", là phong tục đón giao thừa ở Nhật Bản đã có từ lâu đời và hiện đã được du nhập tới Mỹ. Theo tờ The Japan Times, toshikoshi có nghĩa là "leo lên hoặc nhảy từ năm cũ sang năm mới." 

Sợi mì dài, mỏng tượng trưng cho cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và có từ thế kỷ 13 hoặc 14, "khi một ngôi đền hoặc một lãnh chúa giàu có quyết định đãi những người dân đói bằng món mì soba vào ngày cuối cùng của năm."

12 quả nho may mắn

Một số người tin rằng ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm sẽ mang lại may mắn. Ảnh: Carol Yepes/Getty Images.
 Một số người tin rằng ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm sẽ mang lại may mắn. Ảnh: Carol Yepes/Getty Images.

Thay vì đón năm mới bằng sâm-panh, thì đối với một số người, chỉ cần ăn nho. Truyền thống Tây Ban Nha las Doce uvas de la suerta, còn được gọi là 12 nho may mắn, cho rằng ăn 12 quả nho tại thời khắc nửa đêm – theo từng tiếng chuông đồng hồ - sẽ mang lại may mắn trong năm tới.  

Mỗi quả nho biểu thị một tháng, và theo mê tín dị đoan, nếu không hoàn thành cả 12 con giáp trong năm sẽ có nghĩa là sẽ gặp nhiều xui xẻo. Phong tục này bắt đầu vào những năm 1880.  

Đậu lăng

Hình tròn và có hình dạng giống đồng xu, đậu lăng được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng. Hình ảnh của Karisssa/Getty.
 Hình tròn và có hình dạng giống đồng xu, đậu lăng được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng. Hình ảnh của Karisssa/Getty.

Bữa tiệc đêm giao thừa của người Ý có thể có nhiều món được phục vụ trong vài giờ. Một món ăn được cho là đặc biệt mang lại may mắn: đậu lăng. Có hình tròn giống hình dạng của đồng xu, món đậu này biểu tượng của sự thịnh vượng và thường được ăn kèm với xúc xích lợn (thịt lợn và lợn cũng được coi là may mắn).

Là một loại cây chủ yếu từ thời cổ đại, cây họ đậu có nguồn gốc từ 8000 năm trước Công nguyên ở miền bắc Syria, và được người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đưa đến châu Mỹ vào thế kỷ 16.

Cá trích ngâm

Cá trích thường được phục vụ tại năm mới. Ảnh: GKR / Getty Images.

Cá trích thường được phục vụ tại năm mới. Ảnh: GKR / Getty Images.

Cá, biểu tượng của khả năng sinh sản, cuộc sống lâu dài và tiền thưởng (cộng với màu bạc tượng trưng cho tài lộc), là một món ăn đêm giao thừa phổ biến ở nhiều nền văn hóa, và đặc biệt đối với những người gốc Scandinavia, Đức và Ba Lan. Cá trích ngâm chua, một loại cá nhỏ nhiều dầu, thường được phục vụ trong bữa tiệc đêm giao thừa. 

Cá trích đã là một món ăn tiêu chuẩn của người Scandinavia, Hà Lan và Bắc Âu kể từ thời Trung cổ, một phần do sự phong phú của nó, và từ đó mà thành biểu tượng, trở thành một truyền thống phổ biến, được coi là món ăn may mắn trong năm mới. Ở Mỹ, món ăn này cũng phổ biến ở các bang như Minnesota, Wisconsin và Iowa - những nơi có đông người Na Uy. 

Thịt lợn và dưa cải bắp

Thịt lợn và dưa cải là món ăn lâu đời. Ảnh: Mariha Kitchen/Getty Images.

Thịt lợn và dưa cải là món ăn lâu đời. Ảnh: Mariha Kitchen/Getty Images.

Trong khi người miền Nam có món Hoppin' John, những người Pennsylvania và Ohio thưởng thức thịt lợn hầm chín và dưa bắp cải vào ngày đầu năm mới. Món ăn này được cho là mang lại may mắn và sự tiến bộ bởi vì lợn được biết là luôn đi về phía trước, trong khi dưa cải với bắp cải được gắn với biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng và cuộc sống trường tồn.

Món ăn truyền thống này của người Đức được người Hà Lan ở Pennsylvania mang đến Mỹ. 

Bánh Pretzel năm mới

Bánh quy ngọt được ăn vào bữa sáng hoặc bữa sáng muộn để cầu may mắn trong năm tới. Ảnh NeydtStock Getty.

Bánh quy ngọt được ăn vào bữa sáng hoặc bữa sáng muộn để cầu may mắn trong năm tới. Ảnh NeydtStock Getty.

Những người Mỹ gốc Đức không ăn thịt lợn và dưa cải bắp vào ngày 1 tháng 1 có lẽ đang thưởng thức món bánh quy đặc biệt của Năm mới. Đó là biểu tượng may mắn của người Đức, mà một số người nói rằng có từ đầu thế kỷ 20 ở Sandusky, Ohio. Chiếc bánh ngọt chứ không mặn, phủ một lớp men chứ không phải muối và thường được phục vụ vào bữa sáng hoặc bữa xế. Tạp chí Pittsburgh cho biết bánh quy giòn, cũng có thể được bổ sung các loại hạt và kẹo trái cây, được cho là sẽ mang lại may mắn cho năm tới.